Vậy có những bí quyết giúp viết kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng bên cạnh việc tải CV mẫu mới nhất và chuyên nghiệp nhất?
Lựa chọn kinh nghiệm liên quan vị trí ứng tuyển
Rất nhiều bạn quan niệm, phải liệt kê đầy đủ, không thiếu những việc đã làm trong quá khứ. Dù đó là việc bán thời gian, việc làm tự do từ thời còn đi học, hay công việc chỉ kéo dài 2-3 tháng thì cũng phải ghi vào mục Kinh nghiệm.
Tuy nhiên, đầy đủ hay chi tiết trong trường hợp này không giúp ứng viên ghi điểm, thậm chí còn dễ bị nhà tuyển dụng bỏ qua vì CV rườm rà, dài dòng. Nhà nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào những kinh nghiệm đáng giá, liên quan tới vị trí tuyển dụng hiện tại của họ. Thế nên, hãy đọc kỹ mô tả công việc và yêu cầu, từ đó lựa chọn kinh nghiệm của bạn cho phù hợp.
Tập trung vào kết quả
Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao những ứng viên có bề dày kinh nghiệm. Do đó, mô tả chính xác kinh nghiệm là điều nên làm. Tuy nhiên, dẫu là kinh nghiệm đã chọn lọc thì bạn cũng không nên đơn thuần chỉ kể tên nó ra. Thay vào đó, kinh nghiệm chỉ thuyết phục khi nó đi kèm với kết quả. Sau mỗi dự án, mỗi công việc bạn đạt được kết quả gì, có giải thưởng hay thành tích nào không. Ở phần này, bạn có thể sử dụng con số, số liệu để làm nổi bật kết quả đó.
Ví dụ, thay vì viết: “Tôi đạt thành tích nhân viên xuất sắc năm 2022” thì nên viết: “Năm 2022, tôi đạt 10 tỷ doanh số, vượt 25% chỉ tiêu doanh nghiệp đề ra”. Với cách viết này, nhà tuyển dụng ngay lập tức hình dung và đánh giá được năng lực của bạn một cách cụ thể và rõ ràng nhất.
Cân nhắc số lượng kinh nghiệm
Bạn nên chọn khoảng 3-5 công việc tiêu biểu theo thời gian từ gần đến xa. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này chỉ nên nằm trong vòng 5 -7 năm trở lại, không nên quá xa để tránh bị đánh giá là lạc hậu, lỗi thời.
Với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn việc đã làm khi ngồi ghế nhà trường. Hoặc đơn giản là những chương trình, sự kiện từng tham gia miễn sao nó thể hiện năng lực, phẩm chất nổi trội và liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển.
Đảm bảo trung thực, khiêm tốn
Nhiều ứng viên muốn ghi điểm ngay lập tức với nhà tuyển dụng bằng “bề dày” kinh nghiệm và thành tích. Do đó, họ thường phóng đại kinh nghiệm chưa kể dùng từ ngữ khoa trương khi nói về thành tích.
Họ nghĩ nhà tuyển dụng không thể kiểm chứng thông tin. Nhưng thực tế, nhà tuyển dụng có nhiều cách để biết những gì ứng viên viết trong CV là đúng hay không. Chỉ cần một cuộc điện thoại hoặc đơn giản với kinh nghiệm tuyển dụng, họ sẽ nhận ra đâu là sự thật. Vậy nên có thể chỉ một thông tin không đúng, cơ hội của bạn sẽ về 0. Do đó, dù viết thế nào thì sự chân thành trong ngôn ngữ và trung thực về thông tin rất quan trọng, đặc biệt là phần kinh nghiệm làm việc trong CV.
Trình bày rõ ràng, đúng chính tả
Trong phần kinh nghiệm, yếu tố rõ ràng luôn được đánh giá cao. Bạn cần đảm bảo viết đúng, rạch ròi tên công ty, vị trí công tác, thời gian làm việc và kinh nghiệm đạt được. Mỗi thông tin nên được gạch đầu dòng. Bạn cũng nên dùng câu văn ngắn gọn, súc tích. Thêm nữa, thường đây là phần không thể sao chép nên nhiều ứng viên dễ mắc lỗi chính tả, ngữ pháp... Do đó, bạn cần đọc và rà soát thật kỹ nội dung trước khi hoàn tất CV gửi cho nhà tuyển dụng.
Trên đây là một số bí quyết và lưu ý giúp bạn có phần kinh nghiệm làm việc trong CV thu hút và ghi điểm ngay lập tức với nhà tuyển dụng. Chúc bạn áp dụng thành công!
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]