Khác với những câu hỏi rõ ràng về điểm yếu, điểm mạnh hoặc kinh nghiệm đã có câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra khéo léo hơn. Với mục đích thể hiện phong cách làm việc tích cực và chuyên nghiệp, bạn sẽ cần chú ý đến một vài mẹo để có được câu trả lời thông minh và phù hợp.
Dưới đây là 5 bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc, bạn có thể áp dụng khi tìm việc nhanh online.
Sử dụng những tính từ tính cực về bản thân
Có nhiều yếu tố mà nhà tuyển dụng sẽ dùng để đo lường thái độ làm việc của bạn. Để có được thiện cảm ban đầu, bạn cần chuẩn bị những tính từ tích cực để mô tả về bản thân.
Những tính từ này nên phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển, những yêu cầu từ vị trí và định hướng chung của doanh nghiệp. Đối với mỗi ngành nghề thì sẽ cần những tính từ phù hợp để giúp bạn thể hiện một thái độ làm việc tích cực. Bạn có thể sử dụng một số tính từ như “chủ động”, “kỷ luật”, “chi tiết”,… nếu đang phỏng vấn cho các công việc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật. Một số tính từ phù hợp cho công việc sáng tạo như “hiện đại”, “mới mẻ”, “xu hướng”,…
Lạc quan khi nhắc đến những khó khăn
Những khó khăn trong công việc sẽ là một chủ đề thường gặp mà doanh nghiệp muốn tìm hiểu ở bạn. Lí do là khi nghe trình bày về những trở ngại thì nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ở bạn về góc nhìn của bạn và hiểu bạn đang học hỏi gì từ những khó khăn ấy.
Vì thế đừng e ngại những câu hỏi về điểm yếu hoặc băn khoăn trong công việc, bạn hãy chia sẻ về nó với một tinh thần lạc quan bằng nhịp độ chậm rãi cùng giọng điệu điềm tĩnh, kiểm soát và nội dung câu trả lời hướng đến nỗ lực rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Làm được điều này, bạn sẽ được nhận xét là người biết chuyển hóa những khó khăn thành động lực và cơ hội để vượt qua và phát triển.
Mô tả một tình huống cụ thể
Bên cạnh đưa ra những nhận định lý thuyết, bạn nên mô tả một tình huống cụ thể khi được hỏi về thái độ làm việc. Tình huống cụ thể sẽ là cách thức truyền đạt thông minh đến nhà tuyển dụng về những gì thông tin đã xảy ra bao gồm: vấn đề, thái độ, cách giải quyết và kết quả.
Hãy chọn sự kiện đã xảy ra, trong đó bạn là người trực tiếp đưa ra quyết định và đóng góp vào thành công cuối cùng. Đó có thể là một dự án bạn tham gia với vai trò điều phối nhân sự và sau đó xảy ra tình trạng thiếu hụt. Nhưng bằng cách giải quyết linh hoạt và kinh nghiệm thì bạn và đội nhóm đã hoàn thành tốt và đảm bảo được tiến độ chung.
Trình bày những điều làm bạn hứng thú
Thể hiện sự phù hợp giữa bạn và doanh nghiệp cũng là cách giúp bạn thể hiện thái độ làm việc năng động, giàu năng lượng. Hãy liệt kê cho nhà tuyển dụng những yếu tố làm bạn hứng thú và tác động của nó đến tinh thần và hiệu quả làm việc của bạn. Bạn có thể nói về không gian làm việc của doanh nghiệp, cách vận hành các công việc nhóm hoặc văn hóa công ty,… và đừng quên lồng ghép sự tương đồng giữa bạn và doanh nghiệp. Đây đều là những chủ đề gợi mở để bạn lan tỏa năng lượng làm việc cởi mở, nhiệt tình đến người phỏng vấn.
Tránh chỉ trích, cực đoan
Trong quá trình phỏng vấn có thể sẽ nhắc đến các câu hỏi về công việc cũ, đội nhóm cũ. Nếu bạn có những trải nghiệm không quá tốt hoặc thậm chí là tiêu cực, cần tránh thể hiện nó rõ ràng một cách không cần thiết. Đây cũng được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá thái độ làm việc của ứng viên trong những môi trường đòi hỏi áp lực cao và tính chất đặc thù. Để ghi điểm, bạn nên trả lời với thái độ trung dung và ngắn gọn, không nên kể lể quá nhiều dẫn đến thiếu chừng mực. Một tinh thần chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thành tốt buổi phỏng vấn căng thẳng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]