Từ một tòa nhà văn phòng nằm ở khu kinh doanh sầm uất ở Thượng Hải, những chiếc váy cưới đã được bán sang Mỹ, đồng hồ đeo tay bán sáng Pháp còn những máy huấn luyện rẻ được gửi tới cho các khách hàng ở Anh thông qua hàng tá những website và ứng dụng. Tất cả chúng được vận hành bởi những nhân viên đang ngồi trong những văn phòng nằm ở tầng 23 tòa nhà Greenland, Thượng Hải.
Người đàn ông đứng sau tất cả những doanh nghiệp này là Colin Zheng Huang, 40 tuổi, nhà sáng lập tỷ phú, chủ tịch, cổ đông kiểm soát của ứng dụng mua sắm trực tuyến nổi bật nhất trong năm nay Pinduoduo – công ty chứng kiến giá cổ phiếu tăng 261% kể từ tháng 1.
Tuy nhiên, cùng với Pinduoduo hiện trị giá 170 tỷ USD, Huang còn thiết lập một mạng lưới rộng rãi những công ty về game và thương mại điện tử ở Thượng Hải cùng với một nhóm đông nghiệp thân thiết, biến ông trở thành ông vua Internet không thể chối cãi ở thành phố này.
Một vài công ty trong số đó còn nổi tiếng ở bên ngoài Trung Quốc hơn cả Pinduoduo. Một trong những ứng dụng đó là Vova – dịch vụ mua sắm trực tuyến phổ biến nhất châu Âu, xếp trong top 10 ứng dụng mua sắm ở Pháp và Ý vào quý vừa qua theo dữ liệu của Sensor Tower.
Trung tâm của các doanh nghiệp thương mại điện tử và game tại tòa nhà Greenland chính là nơi cung cấp những nhân viên đầu tiên cho Pinduoduo và giúp vạch ra kế hoạch bán hàng và marketing cho họ.
Pinduoduo trước đó nói với các nhà đầu tư rằng Huang đã thành lập hoặc đã có kết nối với một vài công ty trong số đó nhưng do một vài vấn đề liên quan tới pháp lý, nên những công ty này đều được sở hữu bởi người thân quen, bạn bè của Huang.
Thông thường, những người Trung Quốc giàu có sẽ nhờ bạn bè hoặc người thân giữ cổ phiếu công ty để giảm rủi ro cá nhân và tránh sự soi mói của công chúng với phần sở hữu của mình.
Huang dường như cũng vậy, ông chỉ thỉnh thoảng nắm cổ phần bằng chính tên ông ở Trung Quốc. Thậm chí ngay tại Pinduoduo, ông cũng đã trao hết cổ phiếu của mình trong các doanh nghiệp Trung Quốc ngay trước thềm IPO vào năm 2018 cho Chen Lei – CEO Pinduaduo – người ông học cùng tại Đại học Wiscopnsin-Madison.
Trước đây, cổ đông lớn nhất, nắm 90% cổ phần ở các công ty là một người phụ nữ 69 tuổi ở vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc.
Khi IPO, Pinduoduo rất ít nhắc đến thông tin của các trang web của các công ty kể trên. Thay vào đó họ chỉ gọi Huang là serial entrepreneur (người thành lập nên nhiều doanh nghiệp khác nhau) và là người thành lập nên Xinyoudi Studio vào năm 2011. Tuy nhiên, không công ty nào có tên như vậy từng tồn tại cả, mặc dù xinyoudi.com từng được đăng ký.
Truyền thông mô tả Huang rất bí ẩn. Thậm chí họ không biết ông này đã kết hôn hay chưa. Sự bí ẩn đó mở rộng sang cả Pinduoduo – nơi nhân viên sử dụng hoàn toàn bằng nickname và 2 cựu nhân viên ở đây nói rằng họ hiếm khi biết tên thật của đồng nghiệp.
Pinduoduo hiện không phản hồi bình luận về vấn đề này.
Huang sinh ra ở Hàng Châu – quê hương của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Alibaba. Cha mẹ của ông đều là công nhân nhà máy và ông học về khoa học máy tính ở Đại học Zhejiang trước khi tới Mỹ vào năm 2002.
Ông gia nhập Google và làm việc tại Google Trung Quốc trước khi tự mình khởi nghiệp, theo đuổi mục tiêu vừa "kiếm tiền" vừa "khiến mình trở nên ngầu hơn".
Bằng số tiền thu được khi bán cổ phần Google, ông khởi nghiệp Ouku – một website đồ điện tử tiêu dùng và bán với giá 2,2 triệu USD vào năm 2010. Doanh nghiệp tiếp theo là Leqee đã chập chững ra đời dưới sự kết hợp của Chen và một thực tập sinh tại Ouku. Công ty đăng ký với chính quyền vào năm 2009. Pinduoduo sau đó nói với nhà đầu tư mạo hiểm rằng Huang "đã thành lập thành công" Leqee vào năm 2009.
Leqee đã giúp những thương hiệu lớn điều hành shop của họ trên những nền tảng mua sắm internet lớn nhất Trung Quốc gồm của Alibaba và JD.com. Nó cũng trở thành một công ty không chính thống đứng sau thành công của loạt doanh nghiệp thành lập sau đó cũng tại tòa nhà Greenland.
2 năm sau, nhóm này thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay – một lần nữa được sở hữu trên giấy tờ bởi Chen và hiện là cựu thực tập sinh. Sử dụng những kỹ năng mà Huang học được ở Google. Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến nhắm tới cung cấp những món đồ trong top tìm kiếm cho khách hàng.
"Xây dựng một website chỉ mất 1 tuần" theo cựu quản lý . Người này nói thêm rằng các websites xử lý các đơn hàng từ cùng hệ thống. Chen điều hành hoạt động, báo cáo cho Huang.
Một công ty có lãi khác cũng bắt đầu sinh sôi ở một vài tầng dưới văn phòng của Lebbay. Dưới cái tên Shianghai Xunmeng, đội ngũ của Huang phát triển những game trực tuyến như Joyspade, Texas Holdem Poker nhắm tới những người chơi ở Đông Nam Á và Girls X Battle.
Sau đó, Huang nảy ra ý tưởng sau này là Punduoduo. Năm 2015, ông đã yêu cầu đội ngũ của mình xây dựng một doanh nghiệp "thương mại điện tử xã hội". Được gọi là Punhaohuo, người mua sẽ nhận được giá tốt hơn nếu họ có thể thuyết phục được bạn mình mua cùng 1 sản phẩm. Website bắt đầu bán hoa quả và có thời điểm Huang đã lấy 100 nhân viên từ Leqee để giúp doanh nghiệp mới.
Một vài tháng sau, đội ngũ game của Huang đã tạo ra một ứng dụng thứ hai áp dụng đúng mô hình nhóm mua với nền tảng trực tuyến – nơi người bán có thể niêm yết các mặt hàng của họ. Họ đã đặt tên là Pinduoduo và 20 nhân viên game chuyển sang làm việc tai đây.
"Có 2 con đường khác nhau, Pinhaohua thúc đẩy xây dựng nhà kho và phân phối, giống JD.com với mảng đồ tươi nhưng nhân viên từ công ty game chuyển sang không tin rằng nó có thể sống được".
Mô hình kinh doanh của Pinduoduo nhanh chóng vượt trội hơn hẳn Pinhaohuo. Tuy nhiên, website của các công ty ở tòa nhà Greenland có mối quan hệ vô cùng phức tạp với nhau. Lebbay từng đăng ký các tài khoản mạng xã hội của Pinhaohuo – là kênh bán hàng chính và mang về ¼ doanh thu gộp cho công ty vào năm 2016. Leqee được niêm yết như đơn vị điều hành của Pinhaohua trên website. Trong khi đó, Shanghai Xunmeng – chi nhánh game là đơn vị điều hành Pinduoduo.
Cổ đông bí ẩn
Khi các nhà đầu tư rót 50 triệu USD vào Pinduoduo vào năm 2016, nhóm sở hữu của công ty bắt đầu thay đổi. 90% cổ phần của Xunmeng thuộc sở hữu trên giấy bởi một người có tên Gu Yangpin, 69 tuổi từ tỉnh Ningxia. Người này sau đó đã chuyển số cổ phần của bà sang cho một thực thể mà sau này các nhà đầu tư Mỹ mua lại. Pinduoduo sau đó nói trong bản cáo bạch rằng Xunmeng "được kiểm soát bởi nhà sáng lập Huang kể từ khi nó thành lập".
Gu ngay lập tức thành lập công ty thứ 2 để sở hữu những tài sản mà công ty game chia tách ra. Nhà đầu tư đầu tiên vào Punduoduo được biết là website của các công ty có quan hệ mật thiết với Huang. "Những công ty khác chỉ đang kiếm được ít tiền, họ không có bất kỳ tác động nào". Với Pinduoduo, ông ấy muốn tạo ra một công ty tuyệt vời".
"Mỗi công ty có nhân viên của họ và có đội ngũ riêng, ông ấy phải có trách nhiệm với họ, họ không thể đóng cửa công ty được".
Năm ngoái, doanh nghiệp game đã đạt doanh thu 489 triệu USD. Cùng với Punduoduo, họ đã chuyển tới tòa nhà mới có tên Shanghai Arch – nơi các nhân viên mặc đồ hóa trang và để phù hợp với các nhân vật trong game của họ, viết code tại văn phòng làm việc dưới vài tầng so với Punduoduo.
Những dự án thương mại điện tử khác vẫn ở tòa nhà Greenland. Tuy nhiên, mối liên đới giữa các công ty này trở nên mờ nhạt.
6 nhân viên cũ và hiện tại ở Vova và những website thương mại điện tử khác nói rằng họ đã được tuyển dụng lại bởi Lebbay và Leqee nhưng lương được trả từ công ty của Gu được thành lập năm 2016. "Điều đó luôn là một bí ẩn, họ không bao giờ nói cho chúng tôi tại sao", theo Ice Chen – một cựu lập trình làm việc tại đây.
Sau khi tờ FT có hỏi về hồ sơ cá nhân của Gu vào mùa hè này, bà đã chuyển hầu hết cổ phần ở cả 2 công ty cho 1 người đàn ông – người cũng thiết lập mối quan hệ đối tác đầu tư với Pinduoduo vào năm nay.
Đó là cú chuyển giao cổ phiếu mới nhất mà Huang và những người thân quen của ông làm, thực hiện chủ yếu vào mùa xuân năm 2018 khi Pinduoduo chuẩn bị niêm yết.
Thương phụ chuyển giao cổ phiếu phức tạp, khó hiểu nhất tới vào tháng 5/2018 khi Huang chuyển phần lớn cổ phần của hoạt động kinh doanh chính ở Trng Quốc của Punduoduo cho Chen.
Những lãnh đạo công nghệ Trung Quốc khác như Pony Ma của Tencent hay Pichard Li của Baidu vẫn nắm cổ phần kiểm soát chặt chẽ công ty của họ. Tuy nhiên Huang không nắm cổ phần nào của Punduoduo cả.
"Huang phải thật sự tin tưởng Chen Lei hoặc đây sẽ là một tình huống rất đáng ngại với cả Colin và các nhà đầu tư Mỹ", Jesse Fried – một chuyên gia quản lý doanh nghiệp đến từ Trường Luật Harvard nhận định.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]