Theo quyết định được ký ngày 23/11, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ GD&ĐT, sự quản lý Nhà nước về lãnh thổ của UBND tỉnh Hưng Yên. Trường có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng.
Hiện cả nước có 12 cơ sở đào tạo Y khoa chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và 9 trường đa ngành (trong đó có 5 trường tư thục).
Ở miền Bắc, nhiều trường đại học công lập đào tạo Y khoa, gồm Đại học Y Hà Nội, Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y Dược Thái Nguyên.
Thiết bị phục vụ công tác đào tạo Y khoa của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cơ sở Bắc Ninh. Ảnh: Anh Tuấn.
Về số lượng, nước ta mới có 7,8 bác sĩ/10.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 20-60 bác sĩ/10.000 dân.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT cho phép Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo hệ chính quy ngành Y đa khoa và Dược học. Tuy nhiên, quyết định này của Bộ GD&ĐT chưa nhận được sự đồng tình của dư luận.
Chiều 2/12, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Y tế thẩm định lại điều kiện mở ngành của trường này.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]