Điều đáng nói, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu con về nói với bố mẹ chứ không có một cuộc gọi điện hay nhắn tin trao đổi với trực tiếp với phụ huynh.
Trao đổi sáng 25/10, phụ huynh này cho biết chị quá sốc khi con thông báo cô giáo chủ nhiệm bắt nghỉ học vì lỗi nói chuyện riêng trong lớp vào ngày 23/10.
“Ngày hôm qua em vẫn đưa con em đi học nhưng cô giáo thái độ với con. Ngay sau khi đón con em thấy con khóc lóc, các bạn cùng lớp xúm lại nói là vì hôm qua cô phạt nghỉ học nhưng bạn lại không nghỉ nên cô nói bạn trên lớp” - vị phụ huynh này thông tin.
Bản kiểm điểm sáng nay có ý kiến của phụ huynh để con chị NTT được đi học. |
Chị cũng cho rằng ngay lập tức chị gọi cho cô giáo trao đổi hơn một giờ đồng hồ nhưng không tìm được tiếng nói chung với giáo viên nên mới phải đưa lên cộng đồng mạng để hỏi xem tình trạng này có nên không?
Cũng theo chị T, vấn đề bức xúc ở đây: “Nếu con em có lỗi thì phải nghỉ học là đương nhiên. Nhưng lỗi phải ở mức độ thế nào và phải có ý kiến của ban giám hiệu nhà trường và cô chủ nhiệm chứ cứ thích cho nghỉ là học sinh phải nghỉ. Kiểu hình phạt này là phi giáo dục”.
“Nhưng con tôi mới học lớp 2 và cô giáo cho con em nghỉ học nhưng lại chỉ nói với con, yêu cầu cháu về nói với bố mẹ mà không một tin nhắn hay một cuộc gọi điện trao đổi với phụ huynh” - phụ huynh này cho hay.
Chị T cho biết bản thân chị là giáo viên, chị cũng rất hiểu, việc học sinh mỏi người đứng lên hoặc việc bạn quay lại nói chuyện với nhau, tương tác với bạn là chuyện bình thường.
“Khi tôi hỏi là cô có phạt cái bạn quay xuống nói chuyện với con không thì cô bảo là cô không phạt vì mẹ của bạn ấy đã.. gọi điện cho cô ấy rồi. Tôi chỉ nghĩ, con tôi vì quá sợ tôi mà không báo là bị nghỉ học, và cũng quá sợ cô giáo mà không dám đến trường” - phụ huynh này chia sẻ.
Chị NTT cho rằng đến nay, cô giáo chủ nhiện lớp con chị vẫn thách thức phụ huynh, muốn làm gì thì làm, cứ gặp hiệu trưởng và trình bày. Cô chủ nhiệm vẫn khăng khăng là cô không sai, không bao giờ nhắn tin cho học sinh mà vẫn luôn giữ cách làm là khi con sai thì bảo con về nhà bảo bố mẹ gọi điện cho cô.
Còn chị T cho rằng việc cho học sinh nghỉ học không thuộc thẩm quyền của cô giáo mà phải có ý kiến của nhà trường, lỗi phải vi phạm tái đi tái lại nhiều lần thì mới xem xét việc cho học sinh nghỉ học.
“Bản thân cô giáo có nói là con tôi vi phạm nhiều lần nhưng tôi đã hỏi lại rằng, sao con tôi vi phạm cô giáo lại không báo với gia đình mà để cho đến bây giờ mới nói? Sổ điện tử liên lạc dùng để làm gì? Không báo với gia đình về các lỗi của học, chưa kể đúng sai thế nào nhưng đùng một cái cho con tôi nghỉ học là điều không thể chấp nhận được” - chị T quan điểm.
Chị T cho biết hôm nay con chị vẫn cho con đến trường nhưng mang theo bản kiểm điểm vì hôm qua cô yêu cầu tôi muốn cho con đi học trở lại phải có bản kiểm điểm của học sinh, trong đó nhận lỗi là đã không thông báo với bố mẹ.
“Thái độ của cô giáo khiến tôi vừa buồn, vừa bức xúc. Cô ấy không hề nhận sai mà một mực cho rằng việc cho con nghỉ học là đúng” - chị T chia sẻ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]