Ông Gareth Jennings, thạc sĩ tâm lý vương quốc Anh, cố vấn đào tạo của Anh ngữ Việt Mỹ VATC, đã đưa ra những lời khuyên đối với phụ huynh cho con học tiếng Anh sớm.
- Vừa qua, báo điện tử Zing.vn đã viết về em Vũ Nhật Kim Ngân, đạt giải thưởng hùng biện tiếng Anh tại Nhật và nhiều giải thưởng học sinh giỏi tiếng Anh khác. Em cho biết đã học tiếng Anh từ lúc 5 tuổi tại Anh ngữ Việt Mỹ VATC. Điều này khiến tôi liên tưởng đến quan điểm cho rằng cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ngày nay, tôi thấy có nhiều chương trình dạy tiếng anh cho học viên nhỏ tuổi và xu hướng chung của thế giới trong những năm vừa qua là hạ thấp độ tuổi của học viên. Việc giúp trẻ em làm quen sớm với tiếng Anh là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học... Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục như vậy. Cần coi trọng tiếng Anh bậc tiểu học bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao
- Theo ông, độ tuổi lý tưởng để học tiếng Anh đối với trẻ em Việt Nam là mấy tuổi?
- Theo tôi độ tuổi nên bắt đầu cho trẻ làm quen tiếng Anh càng sớm càng tốt. Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng hút của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Nên bắt đầu giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ trước 6 tuổi, đợi đến 7 tuổi đã là trễ, nhưng nhìn chung càng sớm càng tốt.
- Mới đây, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã cho phép trở lại việc dạy tiếng Anh ở các trường mầm non sau một thời gian cấm do lo ngại về chất lượng dạy tiếng Anh ở các trường này dễ ảnh hưởng không tốt đến các cháu? Đứng trên góc độ khoa học, lo ngại này là có cơ sở không, thưa ông?
- Theo nghiên cứu, về mặt khoa học, thì trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi, có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, cũng tương tự như việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Trẻ đủ khả năng nhận biết được người nói với mình là ai, đang sử dụng mã ngôn ngữ nào, đầu tiên có thể nhầm lẫn, nhưng dần dần quá trình đó nó sẽ mất dần đi. Trẻ ngày càng tỏ ra thụ đắc và phân biệt đâu là ngôn ngữ mẹ đẻ và đâu là ngôn ngữ ngoại ngữ. Lên 8-9 tuổi mà được nhúng vào môi trường song ngữ như vậy, thì chắc chắn trẻ sẽ có khả năng thụ đắc và sử dụng tốt được cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, tôi ủng hộ quan điểm là cho trẻ học tiếng Anh sớm, nhưng phải đúng phương pháp. - Như vậy, theo kinh nghiệm của ông, việc dạy tiếng Anh cho độ tuổi nhỏ có gì khác và có khó hơn dạy tiếng Anh cho người lớn?
- Dạy tiếng Anh cho đối tượng là trẻ em có những khó khăn nhất định, tuân thủ đặc thù của độ tuổi bởi không thể chỉ dùng các phương pháp truyền thống là dạy theo ngữ pháp và cấu trúc ngôn ngữ như dạy các độ tuổi lớn hơn. Với đối tượng được giảng dạy là trẻ em đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho lớp học càng sinh động, vui vẻ càng tốt.
Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, bài hát tập thể, truyện kể giúp học sinh năng động hơn, chứ không thể đi theo lối dạy truyền thống với các lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp quá khô khan. Trong đó phương pháp kể chuyện được sử dụng rất nhiều để tạo ra hoạt động sôi nổi của lớp học.
- Khi cho con theo học ngoại ngữ ở độ tuổi nhỏ như vậy thì phụ huynh cần lưu ý điều gì?
- Đây là độ tuổi phát triển tư duy cũng như định hình khả năng phát âm của trẻ, do đó, đối với việc dạy học tiếng Anh cho trẻ, tôi có một số lưu ý như sau: Thứ nhất, trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp nhận càng cao. Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc học ngoại ngữ hỗ trợ phát triển tư duy. Do đó, cần phải đảm bảo rằng lớp học luôn hấp dẫn, vui nhộn để trẻ con thích học chứ không bị cưỡng ép. Thứ ba, nên cho trẻ học tiếng Anh với người bản xứ để có được khả năng phát âm tốt. - Trường hợp thành công của em Vũ Nhật Kim Ngân có phải là do đã tìm đúng thầy, chọn đúng trung tâm để phát triển năng khiếu? - Theo tôi, sự thành công nào cũng đến từ nhiều phía, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân em, chắc chắn luôn có những hỗ trợ về mặt kiến thức, tinh thần của cha mẹ, gia đình và thầy cô. Và tất nhiên, việc lựa chọn nơi để tích lũy kiến thức cũng là một trong những yếu tố giúp Ngân đạt được những thành công hôm nay.
Một số hình ảnh lớp mẫu giáo tại Anh Ngữ Việt Mỹ VATC:
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]