1. Nói không với quà của người lạ
Đây là kỹ năng cần thiết cho mỗi bé. Hãy nhắc nhở các bé rằng: Tuyệt đối không được nghe lời, đi theo những người mà các bé chưa gặp và nói chuyện bao giờ. Kẻ xấu khi muốn bắt cóc các bé thường hay giờ những chiêu trò dụ dỗ như: đồ chơi, bánh kẹo và các lời rủ rê đi chơi… Chính những lời rủ rê "ngọt ngào" như vậy dễ dàng lấy được lòng các bé.
Vì vậy, hãy giải thích cho bé hiểu rằng: điều này có thể gây nguy hiểm cho bé nhất là với những người bé chưa hề quen biết. Cũng đừng quên giải thích cụ thể cho bé biết “người lạ” là ai.
Cách tốt nhất, hãy cùng bé chơi một trò chơi như nói một khẩu lệnh bí mật mà chỉ bé và bố mẹ hoặc người thân biết. Như vậy, các bé sẽ hiểu được rằng chỉ có những người này, bé mới có thể tin tưởng và tiếp xúc còn lại cần có sự đồng ý của ba mẹ.
2. Ghi nhớ thông tin của người thân
Nếu bạn thường xuyên vắng mặt, hãy lưu lại trên người bé những thông tin của đình như: số điện thoại, địa chỉ liên lạc trên người bé. Và quan trọng hơn hãy dạy bé ghi nhớ những điều đó.
Hãy dạy bé biết cách liên lạc nếu như bị lạc nếu như bị người lạ dẫn đi, học cách nói đề nghị để làm người lạ cảm thấy bé thông minh, hiểu chuyện. Từ đó, kẻ xấu sẽ cảnh giác khi giờ trò.
3. Giới hạn người trẻ có thể tin cậy
Hãy chú ý những người có thể tiếp xúc với bé, giới hạn những người bé có thể tin tưởng. Chẳng hạn như nếu bé phải ở nhà một mình, hãy dạy bé khóa cửa và tuyệt đối không được mở cửa cho người lạ. Hãy dạy bé "nói dối" ở đây một chút là "ba mẹ con đang ngủ trong nhà" hoặc hãy hỏi tên người lạ và trì hoãn bằng cách gọi điện cho ba mẹ để kiểm tra.
4. Cân nhắc khi đưa thông tin của trẻ lên mạng
Việc đưa thông tin của trẻ lên mạng hiện nay đang tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Các thông tin như: trường học của con, họ tên đầy đủ...sẽ là những manh mối quan trọng để người lạ nắm được rõ ràng, chính xác mà từ đó lợi đụng dể dụ dỗ con nit khi ba mẹ không có mặt.
5. Tạo tình huống giả định cho trẻ tìm giải pháp
Chuyên gia tâm lý Hoàng Dương Bình (Trung tâm tư vấn Hoàng Nhân) cho hay: Để dự phòng, cha mẹ không nên dọa bé phải thế này phải thế kia mà cần hướng dẫn cho bé bằng những tình huống.
Chẳng hạn như có thể đưa ra những tình huống giả định và cho bé tìm các giải pháp để phòng tránh nguy cơ bị bắt cóc. Hãy cùng bé xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải... Các bé vốn hiểu nhanh, nhạy cảm nên từ đó sẽ hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự có thể xảy ra nếu gặp phải.
6. Kỹ năng xử lý khi bị lạc
Nếu đến chỗ đông người, người lớn cần luôn theo sát trẻ vì chỉ cần chút lơ là là trẻ có thể bị tuột khỏi tầm tay cha mẹ. Cha mẹ nên dạy cho trẻ kỹ năng xử lý khi bị lạc như: tìm gặp những người có con nhỏ để giúp đỡ, ra quầy thông tin trung tâm siêu thị, đồn công an...
Nhưng hãy chắc chắn rằng, bé có thể nhận biết được đâu là quầy thông tin siêu thị, đâu là đồn công an... Hãy dạy bé cách phân biệt để bé có thể bĩnh tĩnh đối phó.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]