Trẻ em dưới 12 tuổi hình thành thói quen tốt, sẽ tạo một nền tảng rất tốt cho việc học tập và cuộc sống sau này của chúng. Điều cần chú ý là, việc hình thành thói quen không phải là chuyện một sớm một chiều. Cha mẹ phải có sự kiên nhẫn, phải tiếp tục kiên trì, như vậy đợi sau khi con bạn vào trung học là có thể được an nhàn rồi.
Giáo dục chính là bồi dưỡng thói quen, đặc biệt là giai đoạn tiểu học.
1. Bài thái độ
Nếu như nói đời người là một chương nhạc, vậy thì thái độ cuộc đời chính giai điệu chính, nó quyết định hướng đi của số phận.
Tích cực:
Có thái độ tích cực với cuộc sống là tương đối quan trọng. Đương nhiên, sự việc có thể trở nên rất tồi tệ, nhưng mà “Tái Ông thất mã, yên tri phi phúc” (ý muốn nói sự đời thiên biến vạn hóa không thể lường trước), vì vậy nên dừng oán trách, tìm kiếm phương án giải quyết, điều quan trọng nhất là, phải tin tưởng vào chính mình, loại bỏ tư duy tiêu cực.
Động lực:
Phải biết rằng mấu chốt để đạt được mục tiêu không phải là kỷ luật, mà là động lực. Làm sao để ứng dụng các phương thức khác nhau để khích lệ chính mình, và trải nghiệm tâm trạng hân hoan của việc hoàn thành mục tiêu? Ngay từ đầu, thiết lập một số mục tiêu tương đối nhỏ, và dễ dàng đạt được trước, từ đó từ từ tập luyện kỹ sảo này.
Trì hoãn kéo dài:
Đây là bệnh thường gặp của người trưởng thành (thậm chí trẻ em cũng như vậy). Tôi đồng ý là vào một lúc nào đó, con người nên sống ung dung nhàn nhã, hưởng thụ những ngày tháng lười biếng. Nhưng mà, khi chúng ta cần phải làm một số chuyện nào đó, làm sao bảo đảm chúng ta có thể hoàn thành đúng kỳ hạn chứ? Dạy con phải tiếp thu những bài học về trì hoãn, tìm ra thói quen trì hoãn của chúng, và nghiên cứu làm sao khắc phục nó.
Hăng hái
Một đoạn đường quan trọng của thành công, chính là tìm ra sự việc khiến bạn vô cùng hăng hái, và tập trung hoàn toàn vào nó. Con bạn vẫn chưa thể tìm ra đáp án này khi tuổi còn nhỏ, nhưng bạn nên chỉ dẫn nó phát hiện sự hăng hái của chúng nằm ở đâu và nhiệt tình theo đuổi nó, để chúng hiểu được tính quan trọng của việc làm này.
2. Bài xã hội
Chúng ta sống trong xã hội, là mãi mãi không tránh khỏi phải xã giao, trẻ em cũng như vậy.
Hợp tác:
Từ nhỏ, chúng ta đã bị thấm nhuần chủ nghĩa cạnh tranh, đây cũng là chân dung của thế giới người lớn. Kết quả thì sao? bỉ ổi hãm hại, bới móc lẫn nhau, căm ghét oán trách ngập tràn trong cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, xin hãy dạy con của bạn, con người là có thể đạt đến cùng chung thắng lợi, giúp đỡ người khác thành công, sẽ làm bản thân thành công hơn. Nói với con bạn rằng kết giao bạn bè tốt hơn là tạo ra kẻ địch, trước khi cạnh tranh nên học cách hợp tác đoàn đội.
Sự đồng cảm:
Đây là chủ đề bị nhà trường bỏ sót hoàn toàn. Trên thực tế, cái mà trẻ em học được ở trường không bao giờ là đồng cảm và giúp đỡ người khác, mà là làm tăng sự khốn khó của người khác. Nên dạy trẻ đứng vào lập trường của người khác để thấu hiểu họ, và giúp đỡ người khác thoát khỏi đau khổ.
Lòng yêu thương:
Lòng yêu thương và sự đồng cảm là anh em sinh đôi, sự đồng cảm là làm giảm bớt đau khổ của người khác, còn lòng yêu thương là hy vọng người khác được hạnh phúc. Hai điều này đều vô cùng quan trọng.
Lắng nghe:
Con cái của chúng ta ở trường đã học được cách làm sao lắng nghe chưa? Hoặc là làm sao giao tiếp với người khác chưa? Có lẽ đây chính là nguyên nhân tại sao rất nhiều người trưởng thành đều không được trang bị năng lực lắng nghe quan trọng như vậy. Phải giúp trẻ học được cách làm sao thực sự để lắng nghe người khác, từ đó có thể hiểu và cảm nhận người khác.
Giao tiếp
Giao tiếp và lắng nghe là sự tương quan rất mật thiết, mà nhà trường không hề dạy trẻ em về kỹ năng giao tiếp. Trên thực tế, nhà trường dạy trẻ em giao tiếp trong phần lớn các tình huống đều là không đúng, tuy nhiên cái mà chúng ta luôn cần là giao tiếp với nhau, không phải là chỉ dạy.
Đây là kỹ năng xã giao vô cùng quan trọng, nên thực hành ở nhà ngay từ lúc nhỏ. Xin hãy học cách giao tiếp với con bạn, chứ không phải chỉ bắt nó nghe lời.
3. Bài học tập
Đọc sách
Phải để con độc lập, hoàn thành bài tập đúng giờ, đồng thời phải bảo đảm viết bài nghiêm túc, đẹp đẽ; giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách từ nửa giờ đến một giờ mỗi tối, đọc sách là một loại tích lũy, có lẽ sau mấy năm, khoảng cách giữa con bạn và con người khác chính là nằm ở nửa giờ đồng hồ mỗi buổi tối của bây giờ.
Xem trước và ôn lại
Nuôi dưỡng thói quen xem bài trước, ôn tập lại. Buổi tối xem trước bài học của ngày hôm sau, tìm ra ý chính, chỗ khó, tăng cường tính chăm chú nghe giảng; buổi chiều hôm đó tan học, đừng vội làm bài tập về nhà ngay, mà ôn lại nội dung đã học trong ngày hôm nay một lần, sau khi đã hoàn toàn hiểu bài rồi, mới bắt đầu làm bài tập.
Quản lý thời gian
Thời gian chính là tiền bạc, người giỏi quản lý thời gian, cảm giác sẽ có nhiều thời gian hơn người khác. Nên dạy trẻ biết khái niệm thời gian khi còn nhỏ, vì thời gian là thứ giả ảo nhất, một đi sẽ không quay lại nữa. Trẻ tự mặc quần áo, dọn dẹp xong mọi thứ trước khi đi học mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian chỉ định.
Giai đoạn này, là giai đoạn trưởng thành nhanh chóng của trẻ, khả năng tiếp thu cao, là thời gian hoàng kim để nuôi dưỡng thói quen học tập.
4. Bài giáo dưỡng (hoặc gia giáo)
Sự giáo dưỡng của một người thể hiện trong chi tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng của người khác về mình. Một đứa trẻ có gia giáo, sẽ càng được người khác yêu mến.
Ăn cơm
Không nhai nhồm nhoàm; không cắm đũa vào bát cơm; không đảo bới đĩa thức ăn; không cầm đũa gõ vào bát đĩa; khi ăn cơm không cắn đũa; trước khi ăn cơm phải mời người lớn (trưởng bối); người lớn cầm đũa ăn thì mình mới được ăn; khi đến nhà người khác làm khách, đợi chủ nhân ăn rồi mới ăn.
Hành vi
Khi đưa những vật nhọn như kéo, dao, phải chĩa phần nhọn hướng về mình, đưa phần cán hướng về đối phương; không được rung đùi, cổ đại Trung Quốc có câu “nam rung nghèo, nữ rung hèn”; khi làm khách, không nên tùy tiện ngồi lên giường của người khác; không nên ngửa tay ra rót trà hoặc rượu hoặc nước cho người khác, thiếu tôn kính; khi mặc quần áo, không nên xắn tay áo hoặc ống quần; khi nói chuyện với người khác, không nên liếc mắt nhìn.
Nói chuyện
Không trực tiếp nói vào vấn đề, không gọi danh xưng hoặc tên, đặc biệt là trưởng bối, càng không thể gọi thẳng tên; không được nói bừa; giọng nói không nên quá cao, không nên líu la líu lít; khi đi ra ngoài nhớ phải nói với người nhà một tiếng, khi về nhà cũng nên báo bình an với người nhà.
Những thói quen lễ nghi trong nhiều chi tiết này, đều là biểu hiện của một người có gia giáo tốt. Trong lúc cha mẹ đang dạy con cái, đồng thời cũng phải làm tấm gương tốt cho con.
Nhân lúc trẻ chưa hình thành tính cách, xin dạy chúng 5 kỹ năng này, sử dụng cả đời!
5. Bài công việc
Làm sao để sống thoải mái nề nếp, là di sản quý báu nhất mà cha mẹ cho con cái.
Công việc nhà
Làm sao bảo dưỡng và sửa chữ các vật dụng trong nhà, bao gồm ống nước, điện máy, thiết bị nóng lạnh, màu sơn, mái ngói, cắt cỏ v..v.. Nắm rõ phương pháp và công tác tiến hành bảo hộ cơ bản, và biết rõ khi nào nên gọi chuyên gia đến giúp đỡ.
Vệ sinh
Rất nhiều người trưởng thành không biết làm sao giặt ủi, làm sao vệ sinh phòng ngủ, làm sao sắp xếp nhà cửa gọn gàng hợp lý, làm sao thiết lập quy trình công việc, và làm sao tập trung tinh thần vào công việc quan trọng.
Quản lý tiền của
Từ nhỏ đã cho trẻ hiểu chính xác giá trị của đồng tiền, trẻ mới có thể không tùy tiện tiêu tiền, không lãng phí tài sản. Khi ở siêu thị mua đồ, hoặc tiêu xài một ít tiền, cha mẹ có thể dẫn dắt con tự mình tính toán số tiền cần tiêu là bao nhiêu, dùng cách này để nuôi dưỡng kỹ năng quản lý tiền cho con.
Trong giai đoạn này, bồi dưỡng năng lực ở các phương diện của trẻ như thái độ học tập, thói quen học tập, giáo dưỡng v..v.. là điều mà các bà mẹ nên xem trọng nhất!
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]