Search
Thứ 6, 06/11/2015, 14:00 PM

'Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng'

(Giáo dục) - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ này đang lắng nghe ý kiến của toàn xã hội góp ý cho Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Gần đây, dư luận quan tâm đến vị trí môn Lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT. Theo đó, cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc.

Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Công nghệ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học , các chuyên đề học tập về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Nghiên cứu khoa học.

'Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng'
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Dũng Tiến.

Nhiều dạy sử trong cả nước, cũng như chuyên gia nghiên cứu môn học này lo lắng, dự thảo đang từng bước “khai tử” môn Lịch sử trong chương trình học và trong cả kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Chia sẻ về điều này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - khẳng định, vị trí môn Lịch sử không có gì thay đổi và đây cũng là môn bắt buộc. Tuy nhiên, việc sắp xếp môn này ở vị trí nào là điều đang được bàn luận.

Vấn đề đào tạo giáo viên để đáp ứng được việc đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng được quan tâm.

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, từ 3 năm trước, Bộ GD&ĐT đã mời 7 trường đại học đào tạo sư phạm trao đổi về đổi mới chương trình đào tạo và đang triển khai.

Ông Thống cho rằng, bậc THPT, mỗi tuần sẽ có một tiết Lịch sử, 3 năm học là 105 tiết. Ngữ văn và Toán cũng là môn bắt buộc, mỗi tuần có hai tiết học. Thậm chí, trong chương trình mới, các em học sử nhiều hơn, bởi học sinh theo định hướng khoa học tự nhiên, công nghệ đều học môn Khoa học Xã hội (trong đó có Lịch sử).

Những em theo định hướng chuyên ngành Khoa học Xã hội, sẽ học Lịch sử 2 (Lịch sử tự chọn). Còn ý kiến băn khoăn giờ Lịch sử ghép vào Công dân với Tổ quốc có hợp lý không thì cần bàn tiếp.

Theo Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Lịch sử là môn học riêng sẽ có nội dung trùng với An ninh Quốc phòng, Giáo dục Công dân. Hơn nữa, việc tách riêng sẽ không thực hiện được định hướng giảm môn bắt buộc và tăng cường môn tự chọn. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, học sinh hoàn toàn học môn tự chọn.

“Thêm nữa, giáo dục Lịch sử không phải chỉ ở môn Lịch sử, mà Ngữ văn, Địa lý, Đạo đức, Công dân, Âm nhạc cũng đều có ý nghĩa giáo dục . Hình thức giáo dục Lịch sử của chúng ta nên đổi mới, hướng học sinh trở về cội nguồn, đi thăm di tích lịch sử. Chúng ta không thể đánh đồng giáo dục Lịch sử chỉ là dạy sử”, ông Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh.

Cũng theo quan điểm của ông Thống, môn Lịch sử không thể biến thành Khoa học Lịch sử (dành cho những nhà nghiên cứu). Một trong những hạn chế lớn nhất của chương trình giáo dục hiện hành là bê nguyên khoa học tương ứng từ đại học xuống chương trình THPT. Các môn học phải được qua bàn tay nhào nặn của nhà sư phạm để có những bài học sinh động.

Bộ GD&ĐT đang lắng nghe ý kiến của toàn xã hội góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. “Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng”, ông Thống nói.

GS sử học Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm không đồng tình việc đưa Lịch sử trở thành môn tích hợp và biến môn học này không còn là riêng biệt. Dự kiến, trong tháng 11, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề này.

Về vấn đề tích hợp môn học, GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng, phương án như trong dự thảo thiếu cơ sở khoa học, mang tính chắp vá, gò ép, phá nát chương trình môn Lịch sử.

GS Bình dẫn ví dụ, các nước phát triển không xếp Lịch sử là môn tự chọn. Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước chúng ta đang học tập về giáo dục, cũng coi Lịch sử là môn bắt buộc. Trong một cuộc hội thảo, khi nói tới tích hợp, các giáo sư Hàn Quốc cho biết, họ không thể thực hiện được tích hợp Lịch sử với môn khác. 

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, cho rằng, dạy Lịch sử còn là dạy làm người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao phông văn hóa cho học sinh. Học Lịch sử còn để biết giá trị của ngày hôm nay, từ đó biết ý nghĩa của thành ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

"Tôi đề nghị Lịch sử phải là môn học bắt buộc và trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia", ông Hiếu nói.


Nuôi dạy con

5 nguyên tắc cần giữ khi viết CV xin việc dù ứng tuyển bất cứ ngành nào
Bạn đang chuẩn bị viết CV để ứng tuyển công việc mà mình mong muốn. Tuy nhiên bạn đã nắm...
 
5 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng năm 2024
Năm 2024, ngoài lương, chế độ phúc lợi thì môi trường làm việc là yếu tố khá quan trọng chi...
 
4 điều nên biết khi dịch CV sang tiếng Anh
Để cạnh tranh được những cơ hội tốt trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thì không...
 
Làm sao để nói “Tôi không biết” trong cuộc phỏng vấn xin việc?
Luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi mà bạn không thể trả lời trong cuộc phỏng vấn...

Du học

Viết thông tin người tham khảo trong CV: 4 điều cần lưu ý
Người tham chiếu tiếng Anh là references, đây là một khái niệm khá mới nhưng đã dần trở nên phổ...
 
3 mẹo viết CV Content Marketing ấn tượng
Content Marketing là một nghề nghiệp khá hot, nhu cầu tuyển dụng cao, mức độ cạnh tranh cũng rất gay...
 
Mẹo viết kinh nghiệm làm việc trong CV “hạ gục” nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng nhất của một CV xin việc. Nó thậm...
 
CV chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nào?
CV được ví như giấy thông hành dẫn đến công việc mơ ước và sự nghiệp tương lai của bạn....
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

2.75602 sec| 1974.266 kb