Search
Chủ nhật , 19/01/2025, 18:37 PM
subcat
Thứ 4, 04/11/2015, 16:20 PM

Không bỏ hay xem nhẹ môn Lịch sử

(Giáo dục) - Góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT xây dựng, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo dục, nhà sử học tập trung vấn đề nên để Lịch sử là môn tự chọn hay bắt buộc.

Ngày 3/11, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và thường trực ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông đã có một cuộc họp tiếp thu, nhưng đồng thời cũng để giải thích thêm về những ý kiến băn khoăn liên quan tới môn Lịch sử.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Để khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành như nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, kiến thức chồng chéo giữa các môn học; thiết kế của chương trình mới ở bậc tiểu học, THCS sẽ hình thành các môn học mới được tích hợp từ một số môn học truyền thống, có nội dung liên quan, gần nhau như các môn tìm hiểu khoa học tự nhiên, tìm hiểu khoa học , khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...

Thiết kế này đã gây hiểu nhầm, khiến dư luận cho rằng Bộ GD&ĐT bỏ môn Lịch sử vốn là môn học “không thể xếp vào hàng môn phụ”.

Không bỏ hay xem nhẹ môn Lịch sử
Thí sinh ôn bài trước khi thi môn sử tại hội đồng thi Trường THPT Gia Định, cụm thi ĐHQG TP HCM, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 - Ảnh: Tuổi Trẻ.

Trên thực tế, không có việc bỏ môn Lịch sử. Ở các bậc học dưới, kiến thức Lịch sử tích hợp trong các môn học mới. Bậc THPT sẽ bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn. Tùy định hướng nghề nghiệp, học sinh có thể lựa chọn một trong hai môn hoặc khoa học xã hội.

- Nhưng ý kiến nhiều chuyên gia, nhà sử học cho rằng không thể đưa môn Lịch sử đứng ngoài nhóm môn học bắt buộc ở bậc THPT. Cách thiết kế như dự thảo của bộ khiến lịch sử trở thành môn phụ, gián tiếp làm cho giới trẻ quay lưng với lịch sử?

"Tôi khẳng định Bộ GD&ĐT không bỏ môn Lịch sử, cũng không coi nhẹ môn Lịch sử khi xây dựng môn học mới. Cùng với việc cấu trúc lại hệ thống môn học, trong đó có giáo dục lịch sử, sẽ có những điều chỉnh cả về nội dung chương trình, định hướng dạy học để học sinh thật sự muốn học và học có hiệu quả hơn môn Lịch sử".

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển 

- Bộ GD&ĐT chưa bao giờ phân định môn học nào là chính, môn nào phụ mà tùy theo yêu cầu của từng bậc học, đối tượng người học để thiết kế chương trình phù hợp với mục đích giáo dục.

Nếu bộ môn nào cũng muốn học sinh bắt buộc phải học, môn nào cũng muốn đứng độc lập, muốn thời lượng dạy học nhiều hơn, muốn đưa thật nhiều nội dung kiến thức thì người học sẽ tiếp tục bị quá tải.

Lâu nay, môn Lịch sử vẫn đứng độc lập, nhưng vẫn có nhiều học sinh sợ học Lịch sử vì phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, con số. Trong khi đó trên thực tế, nhiều bạn trẻ yêu lịch sử lại vì những câu chuyện lịch sử nhẹ nhàng, do các hoạt động có ý nghĩa giáo dục.

Tôi khẳng định Bộ GD&ĐT không bỏ môn lịch sử, cũng không coi nhẹ môn lịch sử.

Ở bậc học dưới môn học được thiết kế gần gũi, sinh động, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, dễ cảm, dễ hiểu, gắn với thực tế hơn. Nếu đặt mục tiêu “để học sinh hiểu, thích học và yêu lịch sử dân tộc” thì cách tiếp cận mới sẽ có hiệu quả hơn.

Ở bậc THPT, môn Lịch sử xuất hiện trở lại là môn học độc lập, bên cạnh môn học có tính tích hợp cao là môn khoa học xã hội, môn công dân với Tổ quốc (đều có phân môn Lịch sử, nhưng lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu của mỗi môn). Trong đó, môn Công dân với Tổ quốc là bắt buộc với tất cả học sinh.

- Với môn học gồm nhiều phân môn như công dân với Tổ quốc, trong đó có những nội dung khá nhạy cảm như giáo dục quốc phòng an ninh, xin thứ trưởng cho biết điều kiện về đảm nhiệm môn học này sẽ như thế nào?

- Trong những năm trước mắt, giáo viên bộ môn vẫn dạy các nội dung độc lập của ba phân môn như hiện nay. Riêng các chuyên đề tích hợp, phụ thuộc vào đặc điểm nội dung và năng lực cụ thể của từng giáo viên, nhà trường sẽ xem xét phân công giáo viên một cách hợp lý.

Cũng có thể mời các sĩ quan quân đội, giáo viên các trường chính trị địa phương thỉnh giảng một số nội dung mà giáo viên của trường phổ thông chưa đảm đương được.

Ngay từ bây giờ, chương trình đào tạo các trường sư phạm cần thay đổi, cập nhật với yêu cầu mới của môn học này, để có thể đào tạo giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp của môn học công dân với Tổ quốc.

Giải pháp như vậy đang được thực nghiệm với các môn học tích hợp như khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cấp THCS tại tất cả các tỉnh, thành phố.

Thực tế cho thấy giáo viên qua bồi dưỡng ngắn hạn đều có thể đáp ứng được yêu cầu của các môn tích hợp này, thậm chí có những giáo viên dạy giỏi, chỉ do tự nghiên cứu cũng đáp ứng được.

- Nhưng môn học Công dân với Tổ quốc tích hợp từ các môn học khác, nhiều người lo ngại việc lắp ghép cơ học này khiến hiệu quả giáo dục Lịch sử không được coi trọng đúng mức?

- Môn học công dân với Tổ quốc tích hợp từ các môn học có nội dung liên quan, gần gũi nhau là Lịch sử, Đạo đức - công dân và Quốc phòng - an ninh ở cấp THPT. Đây không phải sự lắp ghép cơ học, coi nhẹ các môn học này, mà là cách cấu trúc lại để thực hiện hiệu quả hơn.

Cụ thể, các môn học này đều tập trung trang bị những tri thức quan trọng, cần thiết nhất với học sinh cấp THPT, khi ra trường tròn 18 tuổi, trở thành công dân Việt Nam với những giá trị truyền thống dân tộc, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân. Đây là các nội dung tiếp nối, nâng cao những tri thức phổ thông nền tảng về công dân, lịch sử và quốc phòng - an ninh đã được hoàn thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản.

Môn Công dân với Tổ quốc được thiết kế với 3 mạch nội dung chính (3 phân môn) và một số chuyên đề tích hợp. Trong đó, phân môn Giáo dục đạo đức - công dân, chủ yếu là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và một số kỹ năng sống cần thiết, chuẩn bị cho học sinh gia nhập xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế với tư cách công dân.

Giáo dục quốc phòng - an ninh bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam, cùng một số nội dung mang tính thực hành như kỹ thuật, chiến thuật, kỹ thuật phòng thủ dân sự...

Phân môn giáo dục lịch sử giáo dục về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lòng yêu Tổ quốc, tinh thần xả thân vì nước, tinh thần tự cường dân tộc, tư tưởng và những bài học, nghệ thuật quốc phòng, giữ nước của cha ông ta.

Ngoài ra, sẽ có một số chuyên đề tích hợp (sâu và chủ yếu từ 3 phân môn)...


Tin doanh nghiệp

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nuôi dạy con

Aspire Hub Education đem phương pháp huấn luyện học tập cá nhân hóa chuẩn Singapore đến Việt Nam
Hướng tới đáp ứng nhu cầu về giáo dục quốc tế ngày càng tăng tại Việt Nam
 
5 nguyên tắc cần giữ khi viết CV xin việc dù ứng tuyển bất cứ ngành nào
Bạn đang chuẩn bị viết CV để ứng tuyển công việc mà mình mong muốn. Tuy nhiên bạn đã nắm...
 
5 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng năm 2024
Năm 2024, ngoài lương, chế độ phúc lợi thì môi trường làm việc là yếu tố khá quan trọng chi...
 
4 điều nên biết khi dịch CV sang tiếng Anh
Để cạnh tranh được những cơ hội tốt trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thì không...

Du học

Viết thông tin người tham khảo trong CV: 4 điều cần lưu ý
Người tham chiếu tiếng Anh là references, đây là một khái niệm khá mới nhưng đã dần trở nên phổ...
 
3 mẹo viết CV Content Marketing ấn tượng
Content Marketing là một nghề nghiệp khá hot, nhu cầu tuyển dụng cao, mức độ cạnh tranh cũng rất gay...
 
Mẹo viết kinh nghiệm làm việc trong CV “hạ gục” nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng nhất của một CV xin việc. Nó thậm...
 
CV chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nào?
CV được ví như giấy thông hành dẫn đến công việc mơ ước và sự nghiệp tương lai của bạn....
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.12963 sec| 1990.203 kb