Một bà mẹ tâm sự chân thành: Con gái tôi 4 tuổi, bé rất thông minh, cũng rất hiểu sự việc, ở mẫu giáo thường được cô giáo khen, nhưng tính cách của bé quá nhạy cảm, quá mạnh mẽ, làm gì cũng muốn được khen là tốt nhất. Xe đến điểm đón bé đến lớp, bé muốn mình là người lên đầu tiên. Nếu cô giáo khen ngợi bạn khác, không biểu dương bé, bé nhớ rất lâu, nhất định tranh phần nhất trong lần tới. Khi chơi trò chơi, tham gia hoạt động…, bé đều tranh đứng phía trước.
Mặc dù tính hiếu thắng rất tốt, có thể làm cho bé học cách cạnh tranh, nhưng thường khi bé không được đứng thứ 1, bé không vui mừng, thậm chí khóc òa lên.
Ngoài ra, tính hiếu thắng của trẻ còn biểu hiện ở phương diện thích quản việc của người khác. “Nếu chơi cùng với các bạn khác, các bạn khác chơi như thế nào trẻ không quản, chỉ muốn mọi người chơi theo cách sắp xếp của mình, khi các bạn không nghe bé rất không vui và không chơi với các bạn. Tôi không biết phải làm như thế nào?” – nhiều bà mẹ than thở như vậy.
Hai yếu tố làm trẻ hiếu thắng
Một là trẻ quá phần tự tin với năng lực bản thân. Ở trường hợp này trẻ thích thể hiện tài hoa của mình không sai, bố mẹ nên cổ vũ hướng dẫn trẻ và có thể tìm một sân khấu để cho trẻ có đất thể hiện, như vậy trẻ càng tự tin.
Thứ hai là lòng sỹ diện hư không, thích theo đuổi những thứ bề nổi để thể hiện mình. Lúc này bố mẹ cần giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, không thể lấy vinh hoa hư không để làm mục đích theo đuổi.
5 cách giúp giảm bớt tính hiếu thắng
Đừng bắt trẻ cố gắng vượt trội hơn người khác: Cha mẹ đừng lúc nào cũng tập trung vào việc bắt con cố vượt trội hơn những đứa trẻ khác. Yêu cầu con như thế khiến chúng rất áp lực và khó vượt qua chính bản thân mình. Thay vào đó hãy nhấn mạnh đến việc phải cố gắng hết mình và luôn luôn động viên trẻ: “Đứng đầu không quan trọng bằng việc biết được mình đã cố gắng hết sức!”.
Hay nói rõ khuyết điểm của trẻ: Những câu so sánh “con không giỏi như bạn A”, không những khó thuyết phục được bé, mà còn “khiêu khích” bé tâm lý tiêu cực, thù địch với đứa trẻ được so sánh. Trẻ con sẽ nghĩ rằng: “Cha mẹ phê bình mình đều tại mình thua kém đứa trẻ kia, nếu không có nó mình sẽ không bị mắng như thế”. Do đó, để trẻ bớt tính tranh đua, khi phê bình, cha mẹ nên chỉ thẳng những khuyết điểm của trẻ.
Cho con thấy hậu quả của sự hiếu thắng: Giúp trẻ thấy được nếu quá háo thắng sẽ đẩy tình trạng đua tranh đi quá xa. Mọi thứ đều trở thành cuộc tranh đua và mục tiêu duy nhất là chỉ biết thắng. Hiếu thắng và ganh đua sẽ khiến trẻ nghèo nàn về đời sống tinh thần vì bạn bè xa lánh.
Dạy con sự cảm thông, độ lượng: Cha mẹ nên cho con biết, dù con thua cuộc, cha mẹ và những người bạn thân thiết vẫn yêu con. Giúp con biết chấp nhận thất bại để không tự làm đau mình và cố gắng vươn lên để hoàn thiện hơn. Dạy trẻ chủ động đặt ra mục tiêu và tìm cách thực hiện thay vì nhằm vào thành tích của nhứng đứa trẻ khác.
Giúp con thấy được mặt tốt: Giúp trẻ thấy mặt nổi trội của bản thân và cố gắng phát huy, đó chính là những điểm khác biệt làm nên bản sắc trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình được ghi nhận trong cuộc sống. Trẻ sẽ tự tin hơn với những mặt tốt của mình và trân quý những gì mình có. An ủi, động viên, giúp con hiểu rằng việc con không đạt được kết quả như mong đợi không có nghĩa là con thất bại. Quan trọng là con đã quyết tâm phấn đấu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]