Chỉ tiêu xa vời
Với mục tiêu năm 2020, đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh, cùng với việc triển khai dạy ngoại ngữ cho học sinh từ lớp 3, Bộ GD&ĐT đã ra đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 đầy tham vọng. Theo đó, năm 2010-2015 sẽ triển khai dạy Toán bằng tiếng Anh trong 30% các trường THPT ở các thành phố lớn. Mỗi năm, tăng lên từ 15-20% số trường.
Học sinh học ngoại ngữ. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, đến nay cả nước mới chỉ có khoảng hơn 30 trường THPT chuyên và không chuyên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ. Cách dạy cũng chỉ xen kẽ với thời lượng ít, không hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nguyên nhân được xác định là khi áp dụng đề án vào các trường học, giáo viên chưa được đào tạo bài bản. Dẫn đến, giáo viên dạy khoa học tự nhiên không giỏi ngoại ngữ, giáo viên ngoại ngữ không có chuyên môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Chưa kể, trình độ ngoại ngữ học trò không đồng đều, cô giảng trò không hiểu, giáo viên phát âm sai, chưa có giáo trình chuẩn…
Đưa giáo viên ra nước ngoài học tập
Anh Nguyễn Quang Nam, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh chia sẻ, trình độ ngoại ngữ của anh không giỏi hơn học trò. “Nửa năm nay, anh phải lọ mọ cắp sách đến các trung tâm để học nâng cao tiếng Anh nhưng khổ nỗi ở đó họ không dạy tiếng Anh chuyên ngành anh dạy nên cũng rất khó để vận dụng”, anh Nam chia sẻ. Nhiều giáo viên bày tỏ nguyện vọng được Bộ GD&ĐT tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, có chính sách động viên giáo viên cũng như đưa môn tiếng Anh vào thi cử, đánh giá để thúc đẩy học sinh học tập. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo viên nên mạnh dạn để vừa dạy vừa nâng cao trình độ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]