Khi nào trẻ bắt đầu biết nói dối
Điều này tùy thuộc vào tính cách và nhận thức của trẻ. Trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Nhưng lời nói dối của trẻ ở giai đoạn này là vô thức vì trẻ chưa nhận thức được đúng sai. Tất cả đều là những trò nói dối đơn giản và vô hại.
Từ 3-5 tuổi, các bé đã bắt đầu luyên thuyên về câu chuyện mình tưởng tượng ra. Hoặc bé có thế chối bỏ những gì mình gây ra để tránh bị phạt.
Từ 6 tuổi trở đi, trẻ có thể chưa nhận thức được đúng sai nhưng đã nhận thức được việc nói dối. Trẻ nói dối để tránh bị phạt hay quở trách và có thể là bao che giúp bạn, anh chị em.
Trẻ nói dối để không bị trách phạt
Vì sao trẻ nói dối?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói dối. Nhưng phổ biến nhất là do trẻ sợ bị phạt, trách mắng từ bố mẹ. Vì thế nếu con bạn hay nói dối, hãy xem lại cách mình phạt con những lần trước đó có quá nặng so với lỗi của con gây ra không. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như. Trẻ muốn người khác chú ý đến mình. Trẻ học từ những người xung quanh. Trẻ muốn bảo vệ ai đó. Muốn làm bố mẹ vui. Hoặc do trẻ nghĩ nói dối không để lại hậu quả gì.
Trẻ có thể học nói dối từ những người xung quanh
Biểu hiện khi trẻ nói dối
Khi nói dối, cơ thể của trẻ và cả người lớn cũng có những biểu hiện giống nhau. Bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu để quan sát như:
Ánh mắt thất thường, trẻ không dám nhìn thẳng vào mắt người khác, đồng tử nở to, thường đưa mắt sang trái.
Trẻ lặp lại câu hỏi. Khi nói dối trẻ sẽ bị bối rối và thường lặp lại câu hỏi để kéo dài thời gian suy nghĩ.
Đôi tay lúng túng. Khi nói dối đôi tay của trẻ sẽ hay đưa lung tung, gãi đầu, sờ mũi, gãi tai, cắn móng tay…
Ngoài ra trẻ còn có một số biểu hiện khác như: không nhất quan trong nội dung câu chuyện, giọng điệu bất thường, hay chớp mắt, tâm trạng bồn chồn, và có những phản ứng phòng thủ thái quá.
Phải làm gì khi trẻ nói dối
Với trẻ trong độ tuổi từ 2-3, trẻ chưa nhận thức được mình đã làm sai điều gì. Nên khuyên bảo đúng sai và phạt trẻ lúc này là không có tác dụng. Theo nghiên cứu cho thấy, những trẻ biết nói dối sớm trước khi đi học thường có chỉ số IQ, EQ và nhận thức cao hơn những trẻ khác.
Với trẻ đã nhận thức được lỗi lầm của mình, thường ở giai đoạn 3-5 tuổi. Bố mẹ nên khéo léo, không nên lật tẩy lỗi lầm của trẻ và mắng trẻ quá lời trong lần đầu tiên. Hãy khéo léo để trẻ tự thú nhận. Ví dụ, bố mẹ không nên buộc tội bé ngay lập tức “Con làm vỡ cốc phải không?” mà hãy nói “Con nhìn này, sao cái cốc lại bị vỡ nhỉ?”. Nếu bạn buộc tội và trách mắng trẻ, những gì bạn nhận được sẽ là lời nói dối lần này và nhiều lần khác.
Khi phát hiện ra con nói dối. Bố mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Tìm cách khiến con tâm sự và giải thích vì sao con đã nói dối. Bố mẹ chỉ nên phạt con nhẹ nhàng trong lần mắc lỗi và nói dối đầu tiên để trẻ không sợ hãi và không nói dối trong những tình huống sau. Khi sự việc đã qua rồi bố mẹ không cần nhắc lại lỗi lầm của trẻ nữa. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy như đang bị trỉ chích và sẽ tiếp tục nói dối.
Ai cũng từng nói dối, vì vậy chúng ta đừng quá kì vọng vào trẻ. Quan trọng nhất, bố mẹ phải dạy cho con bài học trung thực và luôn làm gương cho con
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]