Cha mẹ đừng vội lo lắng khi con chậm nói. Ảnh minh họa: wikihow.
Việc con chậm nói khiến nhiều bố mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em phát triển ngôn ngữ theo nhịp điệu riêng của mỗi đứa, và có một biên độ rộng đối với chuẩn bình thường, như Tiến sĩ Diane Paul-Brown, Giám đốc cả Tổ chức American Speech-Language-Hearing nói. “Một số trẻ phát triển ngôn ngữ ở mức nhanh hơn những đứa khác”, cô nói. Tuy nhiên, thậm chí như thế, vẫn có một số chuẩn nhất định để đối chiếu.
Khoảng 15 đến 20 % trẻ em mắc có liên quan đến chứng rối loạn giao tiếp. Bé trai có khuynh hướng phát triển kỹ năng ngôn ngữ chậm hơn bé gái, nhưng thông thường, trẻ có thể bị dán nhãn “nói muộn” nếu trẻ nói ít hơn 10 từ khi trong độ tuổi 18 đến 20 tháng, và ít hơn 50 từ khi từ 21 đến 30 tháng tuổi.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, vào khoảng 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói những từ đơn, và cũng có thể nói “Bố” và “Mẹ”. Và chúng cũng có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản (“mang cái đồ chơi kia cho mẹ nào!”)
Mặc dù một số trẻ có thể chậm trễ một chút trong nói (phát âm ngôn ngữ), nhưng ngôn ngữ “tiếp thu” của trẻ có thể tốt hơn – ví dụ, trẻ có thể hiểu nhiều những gì người ta nói với trẻ. “Khi một đứa trẻ chưa dùng được nhiều từ nhưng có vẻ hiểu được những gì bạn nói và có thể làm theo những yêu cầu, thì điều đó không đáng lo ngại bằng trẻ chậm cả trong nói lẫn tiếp thu ngôn ngữ”, Paul-Brown, một nhà nghiên cứu bệnh học về khả năng ngôn ngữ chia sẻ. “Tiếp thu ngôn ngữ là một thước đo hữu hiệu để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ chậm phát triển”.
Theo Hoài Phương - Yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]