Ảnh minh họa: Internet
1. Con thích có sự riêng tư
Cô bé Eleanor 14 tuổi đã phải thốt lên rằng “Bố mẹ chẳng cho tôi một chút không gian riêng nào. Tôi ghét họ, tôi chẳng nghĩ là mình cần tới họ”. Ngay cả khi con bạn phải dùng chung phòng với các anh chị em khác bạn cũng nên tạo cho mỗi đứa khoảng không gian riêng mà chúng có thể toàn quyền sắp xếp theo ý mình như một cái bàn hay một cái tủ quần áo. Điều đó sẽ cho trẻ thấy bạn tôn trọng sự riêng tư của chúng và đừng bao giờ lục lọi đồ đạc của trẻ trừ khi bạn chắc chắn chúng đang nói dối hay che giấu một bí mật khủng khiếp.
2. Đôi lúc chúng con chỉ cần bố mẹ lắng nghe
Keegan (13 tuổi) đã tâm sự rằng cậu bé thực sự muốn nói tất cả với bố mẹ nhưng rồi lại thôi vì không muốn nghe bố mẹ cậu cằn nhằn vì cậu. Các bậc phụ huynh cần hiểu ở lứa tuổi này, trẻ chỉ muốn tìm ai đó sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của chúng chứ không phải tìm ai đó thay chúng giải quyết vấn đề.
Khi con bạn phàn nàn về sự không công bằng hay khắt khe của thầy cô với chúng hãy khuyến khích chúng chia sẻ thêm bằng những câu hỏi mở như “Sao con lại cảm thấy như thế?” chứ đùng ngay lập tức đưa ra những lời khuyên hay đến trường và can thiệp vào những chuyện đó.
3. Con có thể vẫn đang thích ai đó kể cả khi bố mẹ đã nói rất rõ ràng chúng con không được phép
Cô bé Marla (15 tuổi) đã tiết lộ rằng cô đã giấu bố mẹ và hẹn hò với một anh chàng cả năm nay mặc dù bố mẹ cô bé không cho phép. Cô bé nói “Bố mẹ tôi biết chúng tôi thường xuyên nói chuyện và đi chơi với nhau nhưng tôi chỉ bảo chúng con chỉ là bạn”. Vì vậy, hãy tỏ ra thoải mái khi đề cập tới vấn đề yêu đương kể cả khi bạn không thoải mái chút nào.
4. Con có thể không đạt điểm cao ở tất cả các môn học
Sam (14 tuổi) nói rằng “Tôi không nói cho bố mẹ biết khi tôi bị điểm kém vì tôi không muốn nghe họ nói rằng họ thất vọng về tôi như thế nào”. Sam thỉnh thoảng bị trượt vài môn nhưng cậu lại bia ra một điểm số tốt hơn.
Đôi khi điểm kém chỉ đơn giản là một điểm không tốt. Nếu con bạn cảm thấy muốn kể với bạn về những bài kiểm tra hãy lắng nghe chúng với lòng khoan dung. Điều đó sẽ giúp bạn biết con mình đang ở mức nào chứ không cần phải đợi cho tới cuối kì để biết con bạn đang gặp khó khăn.
5. Con không muốn nói chuyện về tình dục
Sonia (15 tuổi) đã tâm sự rằng “ Mẹ tôi biết tôi đã hôn một cậu bạn nhưng tôi không muốn nói thêm bất cứ điều gì khác. Đây là cuộc sống của tôi chứ không phải của mẹ tôi”. Tuy nhiên trong một khảo sát vào năm 2005 của chính phủ Mỹ cho thấy một nửa số học sinh trung học (47%) ở đất nước này từng có quan hệ tình dục.
Tốt nhất là bạn hãy cứ giả sử rằng con bạn nằm trong số 47% đó và hãy dạy cô ấy về các cách phòng tránh thai và các cách bảo vệ mình trước các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Đừng ép chúng kể về đời sống cá nhân, bạn hãy đưa ra những lời khuyên hoặc nhờ một người khác tư vấn cho chúng.
"Hãy thực sự hiểu chúng con". Ảnh minh họa: Internet
Việc quản lí con cái sẽ trở nên lỏng lẻo khi bạn có thêm những đứa trẻ nhưng điều quan trọng là bạn phải xem xét dựa trên từng trường hợp cụ thể chứ không phải là dựa vào tuổi của chúng. Hãy nhớ rằng những đứa trẻ sẽ tôn trọng bạn hơn nếu chúng nghĩ rằng bạn là một người công bằng và có tình có lý.
7. Hãy nhượng bộ chúng con một chút
Erin (17 tuổi) đã chia sẻ rằng “Tôi cảm thấy không vui khi mẹ cứ hét lên với tôi mặc dù tôi đã đi xuống dưới nhà như được yêu cầu “. Kể cả khi cô con gái đã không làm tốt mọi thứ như bạn yêu cầu, cô bé cũng sẽ không thích bị bạn thường xuyên mắng mỏ.
Khi bạn cảm thấy buồn hãy thở thật sâu và dành vài phút để suy nghĩ xem có đáng phải mất đi sự vui vẻ chỉ vì đống quần áo bẩn. Đó cũng có thể là cơ hội để bạn tìm hiểu được tâm trạng của con. Có thể con của bạn đang có những chuyện khác khiến chúng áp lực như chuyện trường lớp hay vì cậu bạn đã không chịu liên lạc lại với cô bé và quên mất đống quần áo chưa giặt.
8. Chúng con không thích bố mẹ mang tuổi tác ra để áp đặt
Izzy chia sẻ rằng cô không thể chịu được khi bố mẹ cô luôn nói rằng “Con đã 17 tuổi rồi đấy. Hãy hành động như một người lớn” nhưng gần như ngay sau đó lại nói rằng “Con mới 17 tuổi và chưa đủ lớn để làm điều đó”.
Xác định độ tuổi thích hợp để làm một cái gì đó là một quyết định rất chủ quan. Thay vào đó bạn hãy xác lập một quy định chặt chẽ về những việc con được và không được làm mà không phải phụ thuộc vào tuổi tác của chúng.
9. Con luôn mong muốn bố mẹ tin tưởng con
Steven (15 tuổi) tiết lộ rằng “bố mẹ tôi không chịu tin rằng tôi không nghiện ngập. Và tôi ghét việc họ tin vào những lời người khác nói với họ mà không tin những gì tôi nói”. Thường xuyên buộc tội cho con bạn về điều này điều kia đặc biệt là những vấn đề không có cơ sở là một sự thiếu lòng tin với con cái.
Và cuối cùng chúng sẽ làm điều gì đó không trung thực với bạn chỉ vì chúng đã phát chán chuyện bị bạn đổ lỗi nhầm. Hãy tin tưởng con cái bạn cho tới khi nào có một lý do thực sự khiến bạn phải nghĩ lại.
Theo Hoàn Châu - yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]