Search
Thứ 5, 02/10/2014, 17:49 PM

Vài chục tỷ đồng mua được trường đại học

Chỉ cần bỏ ra vài chục tỷ đồng là có thể trở thành chủ nhân của trường ĐH, CĐ. Đó là lý do có những người sở hữu 2-4 ngôi trường.

Thông thường, số tiền để thành lập mới một trường đại học ít nhất cũng phải 250 tỷ đồng (vốn điều lệ tối thiểu theo quy định từ năm 2013, trước đó chỉ là 50 tỷ đồng), đó là chưa kể hàng loạt điều kiện ràng buộc khác kèm theo.

Đại học Kinh tế - tài chính TP.HCM đã được bán cho chủ đầu tư mới.

Trong khi đó, việc mua lại một trường ĐH trong thời gian qua chỉ dao động từ vài chục đến hơn trăm tỉ đồng. Việc mua lại trường rẻ hơn và thủ tục cũng nhanh gọn hơn so với thành lập mới.

Vì thế, không ít người đang là chủ sở hữu của trường ĐH này đã bỏ tiền mua lại trường ĐH khác hoặc lập đề án thành lập mới trường ĐH.

Kết quả là nhiều nhà đầu tư có vốn và làm quản lý ở nhiều trường ĐH, CĐ khác nhau. Việc mua bán được tiến hành dưới dạng tiền trao cháo múc, mua đứt bằng tiền mặt.

Một người làm chủ 4 trường

Mới đây nhất, những nhà đầu tư vào ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM (UEF) đã hoàn tất việc mua bán và chuyển giao trường cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hutech (do ông Kiều Xuân Hùng, thành viên hội đồng quản trị Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - Hutech, làm tổng giám đốc) và một số nhà đầu tư của Hutech.

Chủ tịch hội đồng quản trị UEF là ông Kiều Xuân Hùng, các thành viên hội đồng quản trị mới phần lớn đều đến từ Hutech.

Dù con số chính thức không được tiết lộ nhưng theo một cán bộ Hutech, giá mua lại trường trên 100 tỉ đồng.

Trong đó Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hutech chiếm 51%, phần còn lại là của các cá nhân hiện đang làm việc tại Hutech góp vốn.

Ông Kiều Xuân Hùng cho biết công ty sẽ đầu tư tiền mặt và góp vốn bằng tài sản khi bàn giao tòa nhà Viện đào tạo quốc tế Hutech cho UEF. Tòa nhà này mới được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 10/2013.

Trước đó vào năm 2013, ĐH Phan Thiết chính thức được bán cho nhà đầu tư mới với giá trên dưới 60 tỷ đồng. Số tiền này bao gồm một khu đất trường được cho thuê và một phần cơ sở vật chất hiện tại của trường. Trong số chủ đầu tư mới vào trường có PGS.TS Võ Khắc Thường - đang là phó chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Tây Đô.

Hội đồng quản trị ĐH Tây Đô hiện có bốn người gồm TS Nguyễn Tiến Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị, TS Nguyễn Phước Quý Quang - phó chủ tịch, PGS.TS Võ Khắc Thường - phó chủ tịch và một ủy viên.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cả ba thành viên hội đồng quản trị đều đang đầu tư vào một trường ĐH hoặc CĐ khác.

Trong đó ông Nguyễn Phước Quý Quang là chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Công nghệ miền Đông (được thành lập cuối năm 2013), ông Võ Khắc Thường - chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Phan Thiết và ông Nguyễn Tiến Dũng sở hữu Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam và là thành viên hội đồng sáng lập Trường ĐH Nam Cần Thơ (được thành lập đầu năm 2013).

Trong khi đó, ông Lê Lâm - hiệu trưởng CĐ Đại Việt Sài Gòn - hiện đang sở hữu đến bốn trường CĐ, trung cấp gồm trung cấp Đại Việt TP.HCM, CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ Công nghệ và kinh doanh Việt Tiến (Đà Nẵng) và trung cấp Đại Việt Cần Thơ.

Năm 2013, ông Lê Lâm mua lại CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn (đang bị đình chỉ tuyển sinh hai năm liên tiếp) với giá trên 30 tỷ đồng, sau đó đổi tên thành CĐ Đại Việt Sài Gòn và năm 2014 tiếp tục mua lại CĐ Việt Tiến cũng với giá trên 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đề án thành lập ĐH Đại Việt Cần Thơ cũng đã được nộp cho Bộ GD-ĐT, UBND thành phố Cần Thơ và ban chỉ đạo Tây Nam bộ cũng ủng hộ chủ trương này. Theo ông Lâm, để thành lập mới một trường ĐH phải cần số vốn trên 300 tỷ đồng.

Đầu tư dàn trải?

Trả lời câu hỏi tại sao không tập trung đầu tư nâng chất cho trường hiện có, liệu việc đầu tư dàn trải vào nhiều trường và sở hữu chéo, làm quản lý cùng lúc ở nhiều trường có làm suy yếu nguồn lực của trường đang có, các nhà đầu tư khẳng định việc mở rộng là cần thiết và vẫn đảm bảo sự phát triển cũng như chất lượng ở trường đầu tư trước đó.

PGS.TS Vũ Khắc Thường cho rằng Bộ GD-ĐT đã có quyết định tạm dừng nâng cấp, thành lập mới ĐH nên hiện nay việc xin thành lập mới trường ĐH là cực kỳ khó.

Nhà đầu tư muốn đầu tư vào ĐH rất khó khăn nên buộc họ phải mua lại những trường đang có. Dĩ nhiên họ đầu tư dài hạn, đầu tư cho tương lai chứ không phải đầu tư trước mắt.

“Tôi làm giáo dục đã mấy chục năm (công tác tại ĐH Ngoại thương, cơ sở TP.HCM) nên cũng tâm huyết với giáo dục. Tôi muốn đầu tư nghiêm túc, xây dựng Trường ĐH Phan Thiết thật sự chất lượng để sau này khi không còn làm nữa cũng còn cái gì đó đóng góp cho ” - ông Thường nói thêm.

Trong khi đó, ông Lê Lâm cho rằng học sinh có nhiều đối tượng, nhiều phân khúc khác nhau cũng như nguyện vọng học khác nhau.

Do vậy, việc mua lại nhiều trường CĐ ở nhiều khu vực khác nhau là để đáp ứng nhu cầu của người học cũng như mong muốn xây dựng hệ thống trường Đại Việt từ trung cấp đến ĐH.

“Giá trị ban đầu của các trường còn nhỏ nhưng chúng tôi sẽ đầu tư để hệ thống hoạt động tốt hơn và có chất lượng hơn. Dĩ nhiên việc quản lý nhiều cơ sở như vậy cũng gặp nhiều khó khăn dù mỗi trường có bộ máy quản lý riêng biệt” - ông Lâm cho biết.

Còn ông Nguyễn Phước Quý Quang cho biết công việc chính của mình vẫn là tại ĐH Tây Đô. Việc thành lập mới ĐH tại Đồng Nai là theo kêu gọi của tỉnh và những người tham gia thành lập trường đều có quê quán hoặc lớn lên tại đây, có học hàm học vị, có tiềm lực tài chính và tâm huyết với giáo dục.

“Chúng tôi đã đầu tư hơn 250 tỷ đồng vào trường nhưng đến thời điểm này mới tuyển được hơn 150 sinh viên. Số tiền thu về còn chưa đủ để trả lương, chưa kể các khoản chi khác. Nếu đầu tư để kiếm lời thì chúng tôi đã đầu tư vào việc khác” - ông Quang nói.

Chia sẻ về vấn đề đầu tư dàn trải hiện nay, chủ tịch hội đồng quản trị một trường ĐH ngoài công lập cho rằng thà chuyên tâm đầu tư một trường thật sự mạnh và chất lượng sẽ tốt hơn dàn trải.

Khi dàn trải, nguồn lực bị phân tán, các trường đều làng nhàng như nhau, nhất là nguồn nhân lực, đặc biệt là giảng viên, bị . Vị này nhận định trong kinh doanh, việc mở chân rết là cần thiết để mở rộng thị phần thì ngược lại, trong giáo dục càng mở rộng càng khó khăn.

Đó là chưa kể việc cùng lúc sở hữu nhiều trường như vậy khiến việc quản trị sẽ gặp nhiều trở ngại và đôi khi các quyết định của trường này có thể bị tác động bởi số phận của trường kia.

Theo Zing.vn


 

Nuôi dạy con

5 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng năm 2024
Năm 2024, ngoài lương, chế độ phúc lợi thì môi trường làm việc là yếu tố khá quan trọng chi...
 
4 điều nên biết khi dịch CV sang tiếng Anh
Để cạnh tranh được những cơ hội tốt trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thì không...
 
Làm sao để nói “Tôi không biết” trong cuộc phỏng vấn xin việc?
Luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi mà bạn không thể trả lời trong cuộc phỏng vấn...
 
BA MẸ THÔNG THÁI - NẠP KIẾN THỨC HAY VỚI NEXTA
“Không có phương pháp thì người tài cũng lỗi, mà có phương pháp thì người bình thường cũng làm được...

Du học

Viết thông tin người tham khảo trong CV: 4 điều cần lưu ý
Người tham chiếu tiếng Anh là references, đây là một khái niệm khá mới nhưng đã dần trở nên phổ...
 
3 mẹo viết CV Content Marketing ấn tượng
Content Marketing là một nghề nghiệp khá hot, nhu cầu tuyển dụng cao, mức độ cạnh tranh cũng rất gay...
 
Mẹo viết kinh nghiệm làm việc trong CV “hạ gục” nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng nhất của một CV xin việc. Nó thậm...
 
CV chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nào?
CV được ví như giấy thông hành dẫn đến công việc mơ ước và sự nghiệp tương lai của bạn....
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
5 Cách giúp Thu hút Tài Lộc và Thành Công trong cuộc sống
Rất nhiều người đang tìm kiếm những cách để tạo ra sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc sống...
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

2.19742 sec| 1960.227 kb