Một tiết học Lịch sử của HS Trường THCS Nguyễn Văn Tố (TPHCM)
Tuy nhiên, trong qua trình phấn đấu xây dựng đạt chuẩn và các tiêu chí kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục cũng đã đặt ra nhiều vấn đề trong việc đạt chuẩn và giữ chuẩn, cũng như năng lực của đội ngũ kiểm định chất lượng giáo dục.
Tại hội nghị chuyên đề “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông- thành quả thực tế và nhu cầu về đào tạo nhân lực” do Khoa Giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM tổ chức sáng 10/1, đại diện một số trường Tiểu học, THCS, THPT, ĐH tham gia đánh giá kiểm định chất lượng đều cho rằng có một áp lực không nhỏ đối với toàn thể nhà trường.
Bên cạnh đó, việc thay đổi trong tư duy của toàn thể CBVC của đơn vị cũng gặp khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Thành Phát – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (Q.10, TPHCM) - chia sẻ: “Trường chúng tôi đợt trước kiểm định đạt mức độ 3, đến nay sắp tới thời hạn kiểm định lại thì một số cơ sở vật chất đã xuống cấp gây nhiều kho khăn trong việc tìm nguồn kinh phí để nâng cấp.
Bên cạnh đó, giữa bộ chuẩn quốc gia và tiêu chí kiểm định chất lượng không tương thích cũng gây nhiều khó khăn cho các đơn vị”.
Một đại diện đến từ Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền cho rằng vai trò của người đừng đầu đơn vị rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phấn đấu đạt chuẩn.
Thạc sĩ Nguyễn Duy Mộng Hà – Trưởng Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM - nhận định: Cần đẩy mạnh công tác tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho các bộ phận phụ trách công tác đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm định, đánh giá chướng lượng giáo dục trong các trường và nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm định, đánh giá độc lập, đánh giá ngoài.
Theo Giaoducthoidai
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]