1. Thi tuyển và đối tượng dự thi
* Thi tuyển:
- Thời gian thi tuyển: Gồm 02 đợt vào tháng 05 và tháng 10 hàng năm.
- Phát và nhận hồ sơ dự tuyển: trước mỗi đợt thi tuyển khoảng 03 tháng.
- Môn thi: Toán (môn cơ bản), Phương pháp tính (môn cơ sở), và Ngoại ngữ. Lưu ý: môn thi Phương pháp tính đề mở.
- Đăng ký ôn tập tuyển sinh, và tổ chức thi tuyển: sẽ được thông báo cụ thể trước mỗi đợt thi tuyển.
* Đối tượng dự thi:
- Chuyên ngành Vật lý tính toán: Sinh viên tốt nghiệp Đại học các ngành Vật lý tính toán, Hóa học tính toán, Vật lý (tất cả các chuyên ngành), Vật lý kỹ thuật, Hóa học, Hóa-Lý, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Toán học, Toán-Tin học, Điện-Điện tử, Khoa học vật liệu.
Tất cả sinh viên đều phải học qua các học phần Vật lý cơ bản bậc Đại học như: Cơ sở Cơ học lượng tử, Cơ sở Vật lý chất rắn, Vật lý thống kê (Sinh viên tự bổ sung trong quá trình học Cao học).
- Chuyên ngành Cơ học tính toán: Sinh viên tốt nghiệp các lĩnh vực Cơ học tính toán, Toán học, Toán-Tin học, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Cơ học, Vật lý, Hóa học, Vật lý Kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Cơ khí chế tạo máy, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Hàng không, Kỹ thuật Điện-Điện tử, Khoa học vật liệu.
Tất cả sinh viên đều phải học qua các học phần cơ học cơ bản bậc Đại học như: Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Cơ học chất lưu (Sinh viên tự bổ sung trong quá trình học Cao học).
2. Chương trình học
* Chương trình học được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ lý thuyết/thực hành là 50/50, gồm 03 phần chính:
- Các ngôn ngữ lập trình và kỹ thuật lập trình
- Các phương pháp tính toán - mô phỏng - xử lý dữ liệu & các phần mềm tương ứng
- Những môn học cơ sở của từng chuyên ngành (Vật lý và Cơ học).
* Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM chú trọng đào tạo những kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng tiếng Anh, kỹ năng học tập/nghiên cứu độc lập và chương trình được thiết kế để liên thông học tiếp bậc Tiến sĩ ở nước ngoài.
* Phương thức giảng dạy: 60 tín chỉ (02 năm);
* Phương thức nghiên cứu: 60 tín chỉ (02 năm).
3. Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp
Cán bộ giảng dạy: tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông.
Cán bộ nghiên cứu: làm việc tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu.
Chuyên viên kỹ thuật phụ trách thiết kế sản phẩm: tại các công ty thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, vật liệu, điện-điện tử, cơ học, cơ khí, xây dựng, kỹ thuật hàng không, công nghệ nano, vi mạch,…
Học tiếp bậc Tiến sĩ ở trong nước/ ở nước ngoài: học viên ưu tú sẽ được chọn làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
4. Ban giảng huấn trong nước, Ban cố vấn và giảng huấn quốc tế
Ban giảng huấn trong nước: Phần lớn là những Giáo sư, Tiến sĩ có nhiều công bố quốc tế thuộc các Trường Đại học thành viên của ĐHQG-HCM.
Ban cố vấn và giảng huấn quốc tế: Tham gia giảng chuyên đề, hướng dẫn/đồng hướng dẫn luận văn, tuyển chọn học viên ưu tú sang thực tập và làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
Thông tin liên hệ:
* Phòng Đào tạo SĐH, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM:
Địa chỉ: P.115, nhà B3, số 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp.HCM.
Điện thoại: 08-38637318
Email: [email protected]
Website: http://www.pgs.hcmut.edu.vn/ hoặc http://www.fas.hcmut.edu.vn/home/
* TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng:
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Điện thoại: 09 9393 8202
Minh Minh - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]