Theo đó, thành phố sẽ tiến hành thành lập mới 129 trường, trong đó MN 59 trường, TH 28 trường, THCS 33 trường và THPT 9 trường. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển 1 - 2 trường quốc tế chất lượng cao.
Số trường xây mới tại địa điểm mới là 183 trường, với 2.826 phòng học. Xây thêm và xây lại phòng học do xuống cấp là 2.263 phòng (xây thêm: 2.025 phòng và xây lại 238 phòng); giải quyết cơ bản việc thiếu trường, thiếu lớp, nhất là ở các địa bàn khó khăn.
Diện tích đất xây dựng trường được mở rộng thêm khoảng 145 ha (khoảng 55% diện tích đất trường học hiện tại), trong đó MN: 34,4 ha; TH: 53 ha, THCS 39 ha và THPT: 17,7 ha.
Số trường chuẩn quốc gia tăng thêm là 507 trường (bình quân tăng 25 trường/năm); 81/85 xã phường có trường THCS (đạt tỷ lệ 96%); số phường, xã có trường MN, TH và THCS đạt chuẩn quốc gia tăng lên, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của TP Cần Thơ.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng thêm khoảng 5.300 người, trong đó có khoảng 5.000 GV; số GV và cán bộ được đào tạo nâng chuẩn là 4.800 người, trong đó, có 5 - 7 tiến sĩ, từ 250 - 280 thạc sĩ, số còn lại là ĐH và CĐ.
Chất lượng GD sẽ được nâng lên do trình độ, chất lượng đội ngũ được nâng cao; cơ sở vật chất trường lớp được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội trong việc đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp GD.
Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch là hơn 9.613 tỉ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước 88% và xã hội hóa là 12%. Bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện, ngân sách Trung ương) chi từ 520 - 550 tỉ đồng và huy động nguồn xã hội hóa từ 55 - 60 tỉ đồng. Kinh phí đầu tư cho thiết bị công nghệ thông tin bình quân 11 tỉ đồng/năm và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành khoảng 20 tỉ đồng/năm…
Nỗ lực nâng cao chất lượng GD&ĐT
Mục tiêu của Quy hoạch phát triển GD&ĐT TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP Cần Thơ. Góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả vùng ĐBSCL và cả nước.
Cơ sở hạ tầng, quy mô trường, lớp ở GD Mầm non, GD phổ thông được mở rộng, sắp xếp hợp lý, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo có đủ chỗ và tăng tỷ lệ huy động HS đúng độ tuổi đến trường, đủ điều kiện cho sự phát triển toàn diện HS.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng GD Mầm non, GD phổ thông; tiến tới đội ngũ GV GD Mầm non, GD phổ thông và GDTX có trình độ ĐH trở lên; đảm bảo công bằng xã hội trong GD và cơ hội học tập suốt đời cho người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Mục tiêu cụ thể: GD Mầm đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ năm tuổi trước năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và trên 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc tại các cơ sở GDMN. Đến năm 2030, có ít nhất 50% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc tại các cơ sở GDMN. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN, đến năm 2015 dưới mức 11,1%, đến năm 2020 dưới mức 8% và đến năm 2030 dưới mức 5%.
Ở GD phổ thông, đến năm 2020, tỷ lệ các trường phổ thông (TH, THCS, THPT) dạy 2 buổi /ngày là 90%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: MN đạt 80%; TH đạt 90%, THCS đạt 80% và THPT đạt 60%; tỷ lệ HS đi học đúng độ tuổi ở TH là 100%, THCS là 90% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Đến năm 2030, tỷ lệ trường phổ thông thực hiện dạy 2 buổi/ngày là 95%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: MN đạt 90%, TH đạt 95%, THCS 95% và THPT đạt 85%; tỷ lệ huy động HS TH đúng độ tuổi là 100%, THCS là 95% và THPT là 85%; có 90% thanh niên trong độ tuổi có trình độ trung học phổ thông và tương đương.
Năm 2020, 100% trường TH được học ngoại ngữ theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT; đảm bảo trước năm 2020 HS phổ thông được tiếp cận hình thức học tập E-learning; 100% trường TH, THCS, THPT thực hiện công tác quản lý trường học thông qua mạng Internet… Trước năm 2020, 100% các trường TH, THCS, THPT triển khai giảng dạy theo chương trình GD phổ thông mới của Bộ GD&ĐT.
Nghiên cứu, xây dựng mô hình trường học chất lượng cao, trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ để phát triển toàn diện HS, thực hiện dân chủ hóa GD, ứng dụng hóa GD, chú ý đến cá biệt hóa GD để phát huy cao nhất năng lực và sở trường của HS. Đến năm 2020, có 40% trường phổ thông; đến năm 2030, có 60% trường phổ thông được triển khai mô hình này… Chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, đặc biệt là nhận thức của toàn xã hội về triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm áp dụng sau năm 2020.
Ở GDTX: Nâng cấp các TT GDTX để thực hiện tốt chức năng liên kết đào tạo nghề, Trung cấp chuyên nghiệp. Đến năm 2020, tỷ lệ GV đạt chuẩn trình độ đào tạo là 100%, trong đó, có 7% GV đạt trên chuẩn và đến năm 2030 đạt 15% GV trên chuẩn…
Năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 99%, trong đó, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi là 99,5%; đến năm 2030, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi là 100% (trừ những trường hợp không có khả năng học tập). Năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương, đến năm 2030 là 87%...
Ở GD nghề nghiệp và GD ĐH: Mở rộng hệ thống GD nghề nghiệp đảm bảo phân luồng sau THCS và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Đến năm 2020, có khả năng tiếp nhận 15% HS tốt nghiệp THCS và trên 20% số HS tốt nghiệp THPT vào học ở các cơ sở GD nghề nghiệp, mở rộng trường dạy nghề theo hướng vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề HS ở các TT GDTX…
Năm 2015, tỷ lệ SV tất cả các hệ đào tạo là 200 SV/1 vạn dân, đến năm 2020 là 350 - 400 SV/1 vạn dân; đến năm 2030 là 450 - 500 SV/1 vạn dân… Năm 2020, có 40% GV trung cấp, 60% giảng viên CĐ và 90% giảng viên ĐH có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó, 30% giảng viên ĐH và 12% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2030, có 50% giáo viên trung cấp, 70% giảng viên CĐ và 95% giảng viên ĐH có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó, có 40% giảng viên ĐH và 20% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ…
Theo Giaoducthoidai
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]