Nhận biết những cơn đau ở trẻ nhỏ 1
“Tất cả những điều này đều là quan điểm sai lầm, dẫn đến việc điều trị đau không thỏa đáng ở trẻ em”, GS.TS Nguyễn Văn Chương - Chủ tịch Hội chống đau Hà Nội đã chia sẻ tại Hội thảo: “Cập nhật lâm sàng các dạng đau ở trẻ em và các nhóm thuốc điều trị” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, từ tuần thứ 23 trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm nhận được đau. Giai đoạn trước khi sinh, hệ thần kinh của trẻ đủ phát triển để cảm thụ đau. Nhưng sự nhận biết cảm giác đau và đau như thế nào được bắt đầu từ khi trẻ sinh ra trở đi. Các nghiên cứu cho thấy nhiều dạng đau thường gặp ở trẻ em là: Đau đầu, đau bụng, đau do viêm khớp, đau do viêm niêm mạc miệng, đau họng do viêm hô hấp, đau do bỏng…. cha mẹ rất xót xa khi chứng kiến trẻ la khóc nhưng lại khó đánh giá vị trí đau, mức độ đau của con mình.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Chương, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết nguyên nhân cơn đau do trẻ có thể miêu tả lại. Còn với trẻ nhỏ, việc quan sát hành vi rất quan trọng, vì trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi. Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi chưa có thể diễn đạt sự đau bằng lời, có thể căn cứ vào biểu hiện: Bứt tai, khóc thét, khóc dai, nghiến răng, run môi, giẫy đạp, không cử động hoặc khư khư ôm giữ một phần cơ thể…
Trong số các dạng đau thường gặp ở trẻ em, đau đầu và đau bụng phổ biến hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 85% trẻ em từ 5-7 tuổi và 100% trẻ em từ 14-16 tuổi bị đau đầu do nhiều nguyên nhân. Còn đau bụng lại rất tập trung ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 12 tuần, thường xảy ra do chứng đầy hơi trong dạ dày do dạ dày đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Ngoài ra, viêm khớp cũng loại bệnh gây đau đớn cho trẻ khi đứng hàng thứ 5 các bệnh mạn tính thường gặp với tỷ lệ 130/100 000 trẻ. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau, cứng khớp, mệt mỏi. Cường độ đau ở hầu hết trẻ em là nhẹ và vừa. Liên quan tới dạng đau này, TS. BS Nguyễn Mai Hồng, Trưởng khoa Xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Ngoại trừ những trường hợp bị viêm khớp bẩm sinh sẽ phải điều trị lâu dài còn đa phần đều là những dạng đau do phát triển xương khớp tuổi trưởng thành, trẻ từ từ lớn lên, có những vận động quá sức gây nên các cơn đau hoặc đau do va chạm dẫn đến chấn thương, có thể điều trị đơn giản bằng phương pháp vật lý trị liệu nhẹ nhàng kết hợp với thuốc giảm đau”.
Về việc điều trị các dạng đau bằng thuốc giảm đau, cả GS. TS Nguyễn Văn Chương và TS. BS Nguyễn Mai Hồng đều chung quan điểm là nên sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, không gây nghiện cho trẻ, tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau có gốc asprin. GS. TS Nguyễn Văn Chương cũng lưu ý ngoài dùng thuốc giảm đau dạng nhẹ, xoa bóp, chườm nước nóng hoặc đá lạnh vào chỗ đau, tùy từng dạng đau để khống chế cơn đau kịp thời, cha mẹ phải kết hợp cả phương pháp điều trị tâm lý bằng cách quan tâm chăm sóc, vỗ về, an ủi. Điều này sẽ giúp trẻ giảm cơn đau về mặt cảm xúc vì cảm giác sợ đau nhiều khi làm gia tăng sự đau của trẻ nhỏ.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]