Thông điệp: “Con xấu hổ.”
Ở tuổi lên 2, trẻ bắt đầu hình thành cảm xúc xấu hổ vì bé biết là hành động không tốt của mình sẽ làm bạn thất vọng, ví dụ như việc bé xé sách vở.
Thay vì la mắng bạn hãy cho con biết rằng xé sách là không tốt, sau đó chỉ bé cách dán lại trang sách đã bị xé. Hãy để cho trẻ hiểu rằng tất cả mọi người đều mắc lỗi, tuy nhiên điều quan trọng là phải biết cách sửa sai.
Bé muốn ngủ cùng với thú nhồi bông
Thông điệp: “Con sợ lắm.”
Tối hôm trước bé vẫn còn ngủ một mình ngon lành trong chăn, nhưng đột nhiên hôm nay bé lại muốn đem thú nhồi bông lên giường càng nhiều càng tốt. Theo tiến sĩ Kerstin Potter, Giám đốc chương trình giáo dục mầm non thuộc trường Harcum Hoa Kỳ, đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu hình thành trí tưởng tượng. Bé bắt đầu mơ thấy ác mộng và tưởng tượng về những con ma trong tủ quần áo. Giữ những đồ chơi bên cạnh là cách giúp trẻ cảm thấy an toàn khi đi ngủ hoặc khi tỉnh dậy lúc nửa đêm.
Đừng cố thuyết phục trẻ rằng ma không có thực vì bé sẽ cho rằng bạn không nhìn thấy ma. Hãy để bé đặt quanh mình thật nhiều những đồ chơi ưa thích của bé. Nếu bạn sợ bé bị "chèn ép" và ngã từ trên giường xuống đất, hãy để bé chọn một số đồ vật nhất định cho mỗi đêm.
Trẻ lấy áo che mặt khi gặp người lạ
Thông điệp: “Con ngượng.”
Trẻ vẫn chưa có khả năng đối phó với sự lo lắng vì vậy đây là cách bé che giấu sự lúng túng của mình. Một số trẻ thường gặm áo, mút tay, hoặc nằm xuống sàn nhà để che mặt khi gặp người lạ.
Bạn nên vỗ về trẻ để bé có thể thoát khỏi vỏ ốc xấu hổ. Mỉm cười và chào người đối diện, sau đó nắm tay bé thật chặt. Đây là cách để trẻ biết rằng môi trường xung quanh rất an toàn và thân thiện.
Bé tìm chỗ trốn khi “ị” ra bỉm
Thông điệp: “Con muốn sự riêng tư.”
Hành động của bé thể hiện 2 điều: thứ nhất bé biết rằng mình đang trong tình trạng rất khẩn cấp, thứ hai bé quan sát thấy người lớn thường làm việc này khi ở một mình. Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc tập cho bé tự đi vệ sinh. Trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu hứng thứ với việc sử dụng nhà vệ sinh.Bạn nên khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh để tạo sự kín đáo.
Trẻ ném thức ăn và phá đồ chơi
Thông điệp: “Con thấy khó chịu.”
Thông thường khi một đứa trẻ ở độ tuổi này cư xử không tốt, chúng muốn nói với bạn rằng: “Con chán quá”, “Con mệt quá” hoặc “Con cần được quan tâm!”
Hãy cố gắng tìm hiều nguyên nhân tại sao con cảm thấy buồn chán. Tuy nhiên, trẻ em cần được dạy để biết rằng có nhiều cách tốt hơn để được chú ý thay vì ném đồ đạc. Bạn nên nói rõ rằng bạn không đồng ý với những thái độ không ngoan và để con ngồi một mình vài phút. Sau đó bạn cùng con chơi các trò chơi thú vị hơn.
Bé nóng giận khi phải đợi bạn chuần bị đồ ăn cho mình
Thông điệp: “Con muốn ăn ngay lập tức.”
Trẻ mới chào đời thường rất thiếu kiên nhẫn vì thế bé thường khóc để được đáp ứng yêu cầu ngay lập tức. Mặc dù đã lớn, nhưng bé vẫn còn tính khí của trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do phần vỏ não trán trước – cơ quan kiểm soát cảm xúc - vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Bạn không nên chiều theo yêu cầu của trẻ, thay vì vậy hãy nói rằng bạn sẽ cố gắng đưa cho bé đồ ăn trong thời gian sớm nhất, và trì hoãn thời gian thực hiện đòi hỏi của trẻ. Đây cũng là cách để bé tập tính kiên nhẫn.
Bé la hét khi thấy bạn tiếp xúc với trẻ khác
Thông điệp: “Hãy quan tâm đến con!”
Đây là dấu hiệu cho biết bé cảm thấy mình bị thiếu quan tâm đặc biệt khi bạn bận rộn với công việc hoặc với em bé mới sinh. Trong giai đoạn này bé bắt đầu quấn quýt với những người bé yêu quý nhất trong đó có người mẹ.
Bạn hãy ôm bé thật chặt và nói rằng mẹ bé yêu bé rất nhiều. Đồng thời, bạn cũng nên dạy bé về sự chia sè bằng cách nói với bé rằng: “Mẹ là mẹ của con không phải mẹ bạn An, tuy nhiên mẹ cần phải thân thiện với mấy bạn khác.”
Theo Khánh Nguyễn (TH) - Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]