Chị Thanh Hà kiểm tra cặp của con và phát hiện trong cặp có 30 nghìn đồng. Từ bé, con chị vốn ngoan, hiền chưa bao giờ lấy đồ của người khác nên chị Hà rất buồn. Chị rất buồn và băn khoăn chưa biết xử trí ra sao.
Chị nói chuyện với bà nội của cháu và dặn bà nội đưa cháu đi học thì xem ở cổng trường có cái gì hay nhưng phù hợp thì mua cho cháu. Chị cũng không quên dặn bà thấy cháu có gì khác lạ thì bảo chị ngay. Ai dè chị nói xong thì bà nội bảo đã 3 lần bà thấy cháu mở ví đi chợ của bà nhưng vì bà không bắt được tận tay nên chỉ nhắc nhở thôi và vì không có bằng chứng nên bà cũng không dám nói cho vợ chồng chị biết. Chị Hà tá hỏa, như vậy con chị đã không phải chỉ một lần cố tình lấy tiền của người lớn.
Chị Ngân (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình mình có một cửa hàng bán quần áo ngay tại tầng 1. Đôi khi công việc bận túi bụi nên mình thường nhờ con trai 7 tuổi trông giúp cửa hàng. Mình tuyệt đối tin tưởng con bởi nghĩ rằng con mình còn nhỏ, bình thường cháu rất ngoan nên sẽ không có việc gì xảy ra.
Tuy nhiên, hôm trước mở cặp cháu để kiểm tra sách vở, tôi choáng váng khi nhìn thấy trong cặp cháu có rất nhiều tiền. Thậm chí, có những tờ tiền mệnh giá lớn như 200 nghìn, 500 nghìn. Một lần sau đó theo dõi cháu, tôi phát hiện khi tôi không có ở cửa hàng, cháu đã tự vào mở tủ và lấy tiền để vào cặp. Khi đó tôi đã rất giận dữ nhưng đã cố kiềm chế lại.
Trẻ ăn trộm tiền khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ tức giận và lo lắng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tuy nhiên, kể lại chuyện này, chị Thùy vẫn rất day dứt, ân hận vì cách hành xử nóng vội của mình. Chị đã khéo léo để con thú nhận lấy tiền của mẹ nhưng đã không phân tích cho con hiểu việc làm như vậy là không tốt để bé không tái phạm mà hai bố mẹ đã thi nhau "ra đòn" với bé, dù bé mới chị phạm lỗi lần đầu. "Tôi không thể nào quên được ánh mắt vô tư lấp lánh khi con khoe bộ đồ, dường như con bé chưa hề ý thức được việc lấy tiền của mẹ là tội lỗi", chị Thùy nói, vẻ ân hận.
Trẻ ăn trộm tiền, xử lý thế nào?
Trẻ ăn trộm tiền khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ tức giận và lo lắng. Tuy nhiên, việc nóng giận đối với con chưa chắc đã giải quyết được vấn đề. Chính vì vậy, đối mặt với tình huống trên, cha mẹ nên tham khảo một số cách xử lý sau đây:
Kiềm chế cơn giận
Ngay khi biết trẻ ăn trộm tiền, nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, thất vọng. Trong hoàn cảnh đó, đã không ít cha mẹ gọi ngay trẻ lại và quát mắng, răn đe và quy kết, “Mày ăn trộm bao nhiêu tiền rồi?”, “Ăn trộm lâu chưa?”, “Lần sau cấm không được ăn trộm nữa”… thậm chí nhiều cha mẹ còn đánh đòn để con chừa tật ăn cắp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này của cha mẹ là phản khoa học, nó chỉ giải tỏa sự bực tức của người lớn chứ không có tác dụng giúp trẻ nhận thức được cái sai và không tái phạm.
Trong hoàn cảnh này, cha mẹ nên kiềm chế cơn giận của mình lại, đi làm một việc gì đó cho trạng thái ổn định và cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó nghĩ phương án để nói chuyện với trẻ.
Học cách tin tưởng vào con
Việc ăn trộm tiền là sai, nhưng cha mẹ nên học cách tin tưởng ở con. Tin tưởng trong hoàn cảnh này trước hết là tin tưởng ở sự thay đổi của trẻ. Có thể trong trường hợp đó, trẻ ham vui mà làm điều sai trái, nhưng chỉ cần chỉ dẫn, trẻ sẽ hiểu ra và thật sự thay đổi.
Sau đó là sự tin tưởng vào mục đích, động cơ của con. Có thể con lấy trộm tiền vì một lý do nào khác, chứ không phải do con ham ăn quà hay mua sắm cho riêng mình.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn trộm tiền
Từ lòng tin đối với trẻ, cha mẹ sẽ có cách để nói chuyện, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân con ăn trộm. Hãy nói với trẻ bằng giọng rắn, có chút răn đe, nhưng vẫn phải mềm mỏng để trẻ dễ dàng tâm sự.
Giải thích cho con hiểu đây là việc làm xấu
Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý, trẻ ở tuổi dậy thì cùng với sự thay đổi và phát triển đột ngột về mặt tâm sinh lý thì đồng thời cũng xuất hiện một số tật xấu điển hình như nói dối, ăn trộm vặt. Mức độ phạm phải nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng môi trường trẻ sống.
Cha mẹ nên phân tích cho trẻ hiểu rằng đây là hành động xấu, không tốt và rất xấu hổ nếu để mọi người biết. Có thể cho trẻ thấy hậu quả nếu ba mẹ phát hiện chuyện này một lần nữa, đồng thời nhấn mạnh rằng ba mẹ không mong muốn điều ấy sẽ xảy ra nữa và tin rằng con sẽ làm được. Sau đó nên khen, động viên trẻ khi chúng thực hiện được những yêu cầu của mình.
Cha mẹ nên phân tích cho trẻ hiểu rằng đây là hành động xấu, không tốt và rất xấu hổ... Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cô Phương Lan đã gọi mẹ học sinh này đến và trao đổi về cách giải quyết: không la mắng, đánh đòn cô bé mà "sự đã rồi", nên nhẹ nhàng phân tích cho bé hiểu việc làm như vậy là không tốt, để trẻ hứa không tái phạm. Hôm sau học sinh này đã đến gặp cô giáo, xin lỗi cô và hứa sẽ không tái phạm. "Tôi cũng hứa với cô bé là sẽ giữ kín chuyện này, không nói trước lớp, không kể cho ai nghe chuyện này nữa. Mẹ cô bé sau đó tìm gặp cám ơn tôi vì nhờ tôi mà cô ấy dù đã rất sốc và tức giận nhưng đã có được cách giải quyết tốt", cô Lan kể.
Không để tiền sơ sểnh trước mặt trẻ
Cha mẹ cũng cần có biện pháp ngăn chặn hành vi tắt mắt của trẻn ngay từ đầu, bằng cách không để tiền sơ sểnh trước mắt trẻ, không tạo cho con thói quen dùng tiền tùy tiện…
Tạo việc làm để con tự kiếm tiền
Thay vì cứ đưa tiền cho trẻ thì cha mẹ nên “khoán” những việc bé có khả năng làm để trẻ dần hiểu rằng: để có được đồng tiền thì phải đổi lại bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ hiểu được giá trị của lao động. Từ đó, trẻ cũng biết quý trọng đồng tiền hơn và không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
Theo Giadinh.net
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]