Theo khoa học chứng minh nếu như trong cuộc sống hằng ngày giúp trẻ có một lối sống tốt ngay từ nhỏ thì trẻ sẽ có một sự phát triển toàn diện.
1. Thể hiện tình yêu thương với bé
Trẻ con cần tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc, hỗ trợ về tình cảm sẽ tạo cho con một nền vững chắc để từ đó bé bắt đầu khám phá thế giới. Và đây không phải là một lời khuyên vô căn cứ. Những bằng chứng khoa học nghiêm túc đã cho thấy rằng tình yêu, sự quan tâm, chú ý trong những năm đầu đời có tác động trực tiếp và vô cùng to lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần và cảm xúc của một đứa trẻ. Bạn hãy thể hiện tình yêu thương với bé bằng cách ôm bé, chạm vào bé, mỉm cười với bé, động viên, lắng nghe bé, chơi với bé bất cứ khi nào có thể.
2. Tỏ thái độ dứt khoát với bé
Nếu bé cứ khăng khăng không chịu làm theo những gì bạn muốn, bé tỏ ý hờn dỗi, khóc ỉ ôi đòi bạn phải làm theo ý bé, đừng chiều theo vì sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy, bạn hãy lựa chọn thời điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.
3. Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày
Đi bộ được xem là một hoạt động thể chất hằng ngày, giúp kích thích các giác quan của trẻ em phát triển một cách toàn diện. Không nên chỉ cho bé đi trên một đoạn đường bằng phẳng, thoải mái, một con đường dốc, thô hay những bậc thang lên xuống sẽ giúp con phát triển kỹ năng vận động tốt hơn. Bạn cũng có thể cùng con chơi ném và bắt bóng. Ban đầu, bé chỉ có thể chạy dọc theo đường lăn của bóng. Dần dần, bé sẽ có thể nhặt bóng bằng một con đường ngắn nhất.
4. Đọc sách truyện cho con
Đọc sách, truyện cho con và phải đọc thật to cho con nghe là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp con mình xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng của bé và cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ khác. Các chuyên gia nói rằng kể cả những em bé sơ sinh cũng thích nghe truyện. Vậy nên, bạn hãy nhớ ngày nào cũng đọc cho con nghe.
5. Nói những điều bé chấp nhận
Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”… Hãy để bé hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về những điều bạn lo lắng, như: “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”… Thay vì bắt con phải dừng chơi, bạn hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]