Khi con mắc lỗi, bố mẹ thường hỏi: "Tại sao con làm thế". Ảnh: Wikihow
Những lý do dưới đây có thể khiến bạn thay đổi cách ứng xử khi con mắc lỗi:
Chính trẻ cũng không hiểu tại sao mình làm thế!
Nếu bạn hỏi, có thể câu trả lời bạn nhận được sẽ là:
Con không biết…
Con muốn (làm gì đó)
Con mèo/ em A/ chị B… gây ra đấy mẹ ạ!
Trẻ đưa ra lý do biện hộ cho hành vi của mình.
Nếu trẻ đưa ra lý do mắc lỗi, trẻ đang cố gắng biện hộ cho hành vi của mình. Chừng nào bố mẹ còn đặt câu hỏi “Tại sao con lại làm thế”, chừng đó con còn có thói quen biện hộ cho hành vi của mình.
Mới đầu, việc bào chữa đó là một cách ngây thơ, không chủ đích, nhưng khi trẻ lớn hơn, trẻ thường bắt đầu biện hộ và đổ lỗi để tránh phải chịu trách nhiệm cho hành vi không đúng của mình. Đây rõ ràng không phải là điều chúng ta muốn. Mà điều chúng ta muốn là lớn lên con là người biết nhận và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Hậu quả của thói quen bào chữa là:
- Trẻ không muốn nhận trách nhiệm về điều đã gây ra
- Trẻ không muốn chịu hậu quả
- Trẻ không muốn đối mặt với sự chê trách
Ứng xử khi con mắc lỗi
Thay vì đặt câu hỏi “tại sao” và cố gắng truy ra bằng được nguyên nhân mắc lỗi, bố mẹ có thể làm những điều dưới đây:
- Tìm hiểu để biết việc gì đang xảy ra, đã xảy ra và những gì đã xảy ra trước đó.
- Hỏi con về chính hành vi đó: “chuyện xảy ra thế nào”
- Hỏi con về giải pháp: Con đã lấy đồ của bạn hàng xóm mà không hỏi ý kiến bạn. Bây giờ con sẽ làm gì? Câu hỏi này sẽ gợi ý cho trẻ cách xử trí với lỗi của mình.
- Nếu cần thiết, sử dụng những hình phạt tự nhiên và hợp lý, ví dụ: Susan xé giấy của ai đó, giờ bé phải dán chúng lại.
Theo Hoài Phương - Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]