Sự biết ơn mang lại cho con người nền tảng cơ bản của hạnh phúc. Theo một nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Robert A. Emmons của Đại học California, Hoa Kỳ cho thấy việc nuôi dưỡng lòng biết ơn cho trẻ từ sớm sẽ giúp tăng mức độ hạnh phúc của các bé lên 25% với sự hài lòng hơn về bản thân, biết tự trọng hơn và lạc quan với cuộc sống. Bên cạnh đó, các bé được giáo dục lòng biết ơn từ nhỏ có thái độ tích cực hơn với gia đình và nhà trường. Và thật đơn giản khi nhận ra rằng lòng biết ơn cũng sẽ khiến các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Khi bé biết đánh giá cao những sự đóng góp của người khác, họ cũng sẽ có cái nhìn tương tự với bé. Vì thế hãy cùng xây dựng đức tính tốt đẹp ấy cho con bạn ngay từ bây giờ theo 10 cách dưới đây.
1. Dạy con biết nói lời cảm ơn
Dạy con biết nói lời cám ơn ít nhất một lần trong ngày khi ai đó quan tâm tới bé từ những việc nhỏ nhất như tặng bé một món đồ chơi, dạy bé chơi piano hay một món quà sinh nhật đáng yêu của cô bạn cùng lớp. Lời nói mầu nhiệm này có thể giúp phát triển lối suy nghĩ tích cực trong bé. Khi trẻ lớn hơn, thậm chí bạn có thể gợi ý bé làm một cuốn sổ ghi lại những điều mà bé muốn cảm ơn trước khi đi ngủ.
Đôi khi con cái cảm thấy buồn và thất vọng, bố mẹ có thể khuyên trẻ viết ra hoặc thậm chí là gởi email cho bố mẹ về 3 điều mà con biết ơn nhất trong cuộc sống này. Cách đó luôn hiệu quả và chúng sẽ mau chóng lấy lại được cân bằng và niềm tin yêu cuộc sống.
2. Hãy là tâm gướng tốt về lòng biết ơn
Đây là một cách tuyệt vời để thể hiện cho các con biết ban đã biết ơn cuộc sống như thế nào khi có chúng. Không phải nói ra rằng chúng ta yêu thương con trẻ như thế nào. Hãy cho con biết bạn đã cảm thấy biết ơn với thế giới này ra sao khi nhìn thấy tình yêu mà chúng dành cho bạn, nụ cười trên môi chúng và cả những cái ôm siết chặt. Khi chúng ta giải thích với con tại sao chúng lại là một món quà đặc biệt mà ông trời ban cho chúng ta, lòng tự trọng của trẻ sẽ được thôi thúc một cách mạnh mẽ. Hãy mở rộng giới hạn của lòng biết ơn với trẻ không đơn thuần chỉ là biết ơn với những vật chất bề ngoài mà còn là những giá trị tinh thần sâu sắc.
3. Không đáp ứng mọi đòi hỏi của bé
Bố mẹ nào cũng mong muốn cung cấp mọi thứ tốt nhất có thể cho con nhưng việc đáp ứng mọi đòi hỏi của bé sẽ khiến chúng ít trân trọng giá trị của tài sản và cảm nhận hời hợt về lòng biết ơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là từ chối mọi yêu cầu của bé, kể cả những nhu cầu thiết yếu nhất. Một khi bé có quá nhiều thứ và luôn được cung cấp đầy đủ, con bạn sẽ chẳng biết nâng niu những món đồ chơi đó lâu và ngay lập tức hướng sự chú ý tới những đồ chơi mới hơn và đẹp hơn.
4. Để con tự nỗ lực khi bé muốn thứ gì đó
Nếu con bạn có tiền tiết kiệm hay đi làm thêm và kiếm được tiền, hãy cho bé góp phần mình vào việc mua những gì chúng muốn. Khi trẻ phải bỏ thời gian, công sức ra để kiếm từng đồng và biết được món đồ đó có ít nhiều công sức của chúng, trẻ mới thật sự hiểu được giá trị của đồng tiền. Lúc đó, bé cũng biết nâng niu và trân trọng những gì chúng đang có. Hơn thế nữa, tự kiếm tiền sẽ giúp bé hiểu và biết ơn vì những gì mà bố mẹ và mọi người dành cho chúng.
Ảnh minh họa: Internet
5. Khuyến khích con viết những lời cảm ơn lên những mảnh giấy
Mặc dù nhiều người coi việc làm này là sến sẩm nhưng đây là cách hoàn hảo để khuyến khích bé thể hiện lòng biết ơn. Bé có thể làm việc này khi nhận được món quà sinh nhật từ một người bạn cũng có thể là lời cảm ơn đến thầy cô vào cuối năm học. Có rất nhiều cơ hội để bé thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp mình, đây là một thói quen tốt, nếu được giáo dục đúng cách từ nhỏ nó sẽ theo bé suốt cả cuộc đời. Bố mẹ cũng nên làm những mảnh giấy biết ơn để làm gương cho bé.
6. Bạn cũng nên nói lời cảm ơn một cách chân thành và thường xuyên
Chúng ta chẳng thế bắt ép trẻ em phải như thế này hay như thế kia nếu chúng ta không là những người làm tốt việc đó. Trẻ em sẽ nhìn bố mẹ qua cách chúng ta ứng xử. Có vô số cơ hội mỗi ngày để bạn trở thành một hình mẫu cho trẻ như nói cảm ơn tới cô phục vụ bàn, những người bán hàng ở một quầy tạp hóa gần nhà hay tới nhân viên ngân hàng chỗ bạn ở. Khi bé quan sát thấy chúng ta cũng thể hiện lòng biết ơn của mình tới mọi người, bé sẽ ngoan ngoãn làm theo.
7. Khuyến khích trẻ biết cho đi
Cho đi luôn ý nghĩa hơn việc nhận lại, việc giúp đỡ người khác sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho các bé. Trẻ có thể làm những việc đơn giản như quét sân hộ bác hàng xóm hoặc khi lớn hơn một chút trẻ có thể làm tình nguyện viên ở một viện dưỡng lão nào đó vài giờ một tuần. Khi bé dồn tâm chí và năng lượng vào việc giúp đỡ người khác, bé cũng sẽ không coi thường giá trị của gia đình, sức khỏe và tình yêu thương.
8. Nhấn mạnh phép lịch sự và tôn trọng mọi thứ xung quanh
Khi chúng ta dạy cho con hiểu phải lịch sự và tôn trọng những người xung quanh, chúng cũng sẽ biết ơn và coi trọng những con người đã giúp đỡ và cho chúng cuộc sống tốt đẹp này. Trẻ cũng sẽ không coi thường những sự giúp đỡ và lòng tốt của mọi người dù là nhỏ nhất. Điều này cũng quan trọng như việc là những tấm gương tốt cho con. Đôi khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn với những nhân vật lãnh tụ mà quên rằng lòng biết ơn chỉ đơn giản là lịch sự và quan tâm tới người khác. Đừng quên mình đang là những tâm gương cho trẻ noi theo.
9. Những người thầy có mặt ở khắp mọi nơi
Ngồi lại nói chuyện với con không có gì quá khó khăn nhưng để bé khắc cốt ghi tâm những bài học về giá trị cuộc sống lại là một điều không hề dễ dàng. Mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống dù giản đơn nhất đều là những người thầy vĩ đại cho ta. Chúng ta chẳng phải tìm kiếm ở đâu xa để minh họa cho những bài học ý nghĩa. Bố mẹ nên học cách nắm bắt những câu chuyện đời thường nhất và biến chúng thành những công cụ giáo dục trực quan và dễ hiệu cho trẻ. Khi bé có thể liên kết một bài học và thực tiễn, mọi thứ sẽ hiệu quả hơn nhiều
10. Giúp đỡ con đúng lúc
Bản chất con người là luôn muốn được quan tâm. Mỗi khi bé kêu ca phàn nàn bé sẽ rất vui nếu bạn nhảy vào giúp đỡ. Nó sẽ tạo ra một thái độ biết ơn nhờ tư tưởng hơn là do hoàn cảnh. Đôi khi con người luôn thích đắm chìm vào cảm giác muốn được thương cảm. Nhưng các bậc cha mẹ nên nhớ rằng tốt nhất nên dạy bé cách ứng xử linh hoạt và tập trung vào các mặt tích cực của vấn đề mà các bé có thể đã bỏ qua.
Theo Hoàn Châu - Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]