Ở lớp mẫu giáo, con ăn chậm, không ngủ, tè dầm: con đều có thể bị đánh. Ảnh minh họa: Internet.
Mình đã nói chuyện với cô giáo: Con không ăn cô hãy dẹp đồ ăn của con đi. Con ăn bao nhiêu tùy con, hãy để con ăn theo nhu cầu, đừng ép!
Cô giáo bảo “Vậy thì lỡ không đủ cân”. “Dạ em sẽ chịu trách nhiệm, cho con ăn cơm trắng cũng được, đừng trộn chung bở nát sao mà ăn, em cần tinh thần không cần cân nặng.”
Sau đó mình còn ghi vô sổ liên lạc mong cô giúp đỡ con. Từ hôm đó, con ăn nhẹ nhàng hơn dù ăn cả tô nhưng chỉ toàn cơm trắng. Con vui vẻ hơn, về nhà không còn ngậm và nhơi nữa. Nhưng con kể với mẹ: “Mẹ ơi! Bạn nào ăn cũng khóc, không ăn hay ăn chậm bị cô đánh, la hét, ai cũng ói hết mẹ ạ.”
Mình nhìn con mà xót cho những đứa trẻ khác. Từ những đứa trẻ lanh lợi hoạt bát, các con đã bị biến thành những con rối tội nghiệp.
Chuyện đi toilet
Con mình biết tự đi toilet, tự mặc quần áo khi mới 2 tuổi. Ở lớp, khi muốn đi tè, con gọi cô nhưng cô bận các bạn khác không đưa con đi được. Lúc giúp các bạn khác xong, thấy con tè ra quần, cô đã cốc đầu bảo con: “Tại sao tè ra quần!”
Với mình, việc cô cốc đầu con là điều không thể tha thứ được. Con nít tè ra quần là điều bình thường, vì con chưa làm chủ được bản thân. Ở nhà con tè dầm mình chưa bao giờ la hay đánh con, chỉ kêu con tự lau và đem quần đi giặt rồi phơi. Với lại, con đã kêu cô nhưng cô không dẫn con đi.
Mình đã dạy con: “Nếu con muốn đi tè, con kêu cô không nghe thì con đi lấy bô, ngồi bô cho mẹ, hoặc cởi quần ra và níu tay cô kêu. Nếu cô cốc đầu hay đánh con, con hãy nói: “Mẹ bảo không nên đánh, chỉ nói chuyện thôi!” Nếu cô có đánh con thật, khi cô nghe con nói thế, cô sẽ hiểu là mẹ đã biết, coi như là lời bóng gió nhắc nhở cô!
Ngủ ngay – nếu không muốn bị đánh!
Ở trường cũ của con mình, nếu không cũ con sẽ bị đánh vào chân. Mình nghe và thấy buồn vô cùng. Đến bữa ăn, giấc ngủ mà còn bị dọa, nạt, đánh thì làm sao con chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái đây!
Nhắc đến việc làm đau con trẻ, mình vô cùng bức xúc. Mình không hiểu các con các cháu của cô nếu bị như thế thì cảm sẽ cảm thấy thề nào. Các cô có thể vô cảm như thế không, hay sẽ làm mình làm mẩy đòi công lý?
Tất cả các con đều là con chúng ta. Nếu chỉ nghĩ cho con mình, muốn tốt cho con mình thì đó là cái nhìn hạn hẹp. Bởi vì trong một lớp học bạo lực, trong một xã hội bạo lực, liệu con mình có thể lớn lên khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc không?
Hằn bạn đã có câu trả lời!
Theo Nguyễn Tuyết Hà My - yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]