Chúng ta đều không muốn “phơi bày” những thói quen xấu trước mặt trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tránh những điều sau đây khi có sự hiện diện của trẻ.
1. Nói dối
Bố mẹ không nên nói dối trước mặt trẻ, dù lời nói dối đó là vô hại.
Ai cũng có thể vô tình nói ra lời không đúng sự thật, dù đó chỉ là lời nói dối vô hại, để làm vừa lòng mọi người. Người lớn chúng ta luôn nói dối bất cứ khi nào có thể, chẳng hạn như: “Ôi sáng nay tắc đường quá nên tôi đến hơi trễ.”
Không giống với người lớn biết khi nào nên nói dối, và khi nào nên nhận khuyết điểm, trẻ nhỏ thường không hiểu được ranh giới giữa lời nói dối vô hại và có hại. Mọi đứa trẻ vẫn luôn học hỏi về những điều nên và không nên làm trong cuộc sống, vì vậy đứa trẻ đó sẽ cho rằng mình có thể nói dối mọi lúc mọi nơi nếu bố mẹ cứ luôn nói dối trước mặt trẻ.
2. Cãi nhau với người thân
Bố mẹ hay to tiếng với nhau có thể khiến con có các hành vi bạo lực khi trưởng thành.
Sẽ có những lúc bạn to tiếng với chồng. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống gia đình hòa thuận, nhưng đôi khi rất khó để duy trì không khí hòa thuận ấy.
Nếu không may điều đó xảy ra, bạn nên cố gắng tránh sự có mặt của trẻ. Theo một báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), một đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến bạo lực gia đình sẽ có xu hướng lặp lại các vấn đề tương tự khi trưởng thành.
3. Châm chọc hoặc biến trẻ thành trò cười trước mặt những đứa trẻ khác
Cười cợt trẻ trước mặt người khác có thể làm giảm đi sự tự tin của trẻ.
Bạn sẽ thấy thật hài hước khi châm chọc và cười cợt những hành động ngây thơ của trẻ, nhưng chính điều đó có thể gây ra hành vi bạo lực ở trẻ khi trưởng thành.
Bị cười nhạo không chỉ để lại ám ảnh tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, mà hành động đó còn “vô tình” hạ thấp lòng tự trọng của trẻ. Trẻ có thể sẽ dần trở nên xấu hổ và thiếu tự tin trước mặt những đứa trẻ khác.
4. Cáu giận
Cáu giận trước mặt trẻ có thể ảnh hưởng đến tình cảm và thái độ của trẻ.
Cho dù nguyên nhân cơn giận dữ của bạn là gì đều không phải là vấn đề. Mỗi khi bạn phát giận và nổi cáu, trẻ sẽ dần trở nên sợ sệt và thậm chí càng không dám đến gần bạn.
Chính vì thế, hãy giữ bình tĩnh khi trẻ ở bên cạnh bạn. Trẻ cần đươc lớn lên trong sự chăm sóc ân cần đầy yêu thương của mẹ chứ không phải là cơn giận dữ vô nghĩa.
5. Ăn đồ ăn nhanh
Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh không chỉ gây hại cho sức khỏe của bạn mà còn gây ra hiểu lầm nghiêm trọng trong nhận thức của trẻ.
Đồ ăn nhanh đều gây hại cho sức khỏe mọi người với những món ăn được chiên rán ngập trong dầu mỡ và thịt ướp muối. Mặc dù mọi người ăn đồ ăn nhanh để bớt công sức và thời gian nấu nướng, nhưng chúng không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi ngay cả bố mẹ cũng ăn đồ ăn nhanh, trẻ sẽ cho rằng loại đồ ăn này chẳng gây hại gì cả. Nếu bạn không thay đổi ngay suy nghĩ sai lầm này của trẻ, trẻ có thể sẽ quyết định ăn pizza cả tuần luôn đấy.
6. Chửi thề
Trẻ sẽ bắt chước lời chửi thế của bố mẹ nếu trẻ thường xuyên nghe được.
Sẽ có lúc bạn không biết dùng từ gì để miêu tả cảm xúc tồi tệ của mình, và bạn có thể nghĩ tới một vài câu chửi thế. Nhưng bạn nên cố gắng tránh để trẻ nghe được những từ ngữ đó. Trẻ thường học và bắt chước người lớn những cử chỉ, hành động và lời nói. Chính vì thế, nếu lúc nào miệng bạn cũng “dính" với mấy lời nói tục tĩu, thì bạn đang làm gương xấu cho những hành động của trẻ đấy.
7. Sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi
Bố mẹ sử dụng điện thoại mọi lúc khiến trẻ lầm tưởng về bản chất của việc dùng điện thoại khi trưởng thành.
Điện thoại luôn có thể làm bạn phân tâm và sao lãng khỏi trẻ. Nếu cuộc sống xung quanh bạn quá nhàm chán và mệt mỏi, khi đó điện thoại sẽ giúp bạn giải tỏa tâm trạng. Nhưng bạn nên hết sức hạn chế dùng điện thoại mọi lúc mọi nơi trước mặt trẻ. Nếu không, khi trưởng thành trẻ sẽ cho rằng việc cả ngày "dán mắt" chiếc iPhones cũng chẳng phải việc gì quá to tát.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]