Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention -deficit hyperactivity disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ. Trẻ tăng động không chịu ngồi im, hoặc thường xuyên ngọ nguậy, nói nhiều khi bị bắt ngồi một chỗ. Thiếu tập trung, hay sao nhãng bởi những điều rất nhỏ. Gặp khó khăn trong giao tiếp và đôi khi khá hung hăng. Hội chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên bố mẹ cần can thiệp sớm.
Chấp nhận hiện thực và thay đổi kì vọng
Khi phát hiện con mình bị mắc chứng tăng động giảm chú ý. Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh, điều trị từ từ cho con. Tránh đặt ra những kì vọng lớn với con trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, thực tế có nhiều đứa trẻ khi mắc chứng tăng động giảm chú ý lại rất thông minh và sáng tạo. Vì thế hãy luôn quan tâm, theo sát con để tìm ra những điểm mạnh của con.
Điều trị trẻ bị tăng động giảm chú ý cần rất nhiều đầu tư về thời gian, tiền bạc và phương pháp. Vì thế bố mẹ không được nóng vội. Thậm chí có trường hợp trẻ bị nặng bố mẹ phải chấp nhận và cho con dùng thuốc.
Đừng giấu giếm mà hãy thông báo cho mọi người
Không nên sợ con xấu hổ, ngại ngùng với thầy cô và bạn bè về hội chứng mình mắc phải. Bố mẹ cần phải thông báo cho thầy cô, người thân, bạn bè thân của trẻ để mọi người chú ý đến con hơn. Trong giờ học, các chuyến đi chơi, dã ngoại sẽ có những hoạt động phù hợp với bé hơn.
Không gian sống đơn giản hóa
Đừng để quá nhiều đồ đạc trong phòng bé cũng như trong ngôi nhà của bạn. Điều đó sẽ khiến trẻ dễ xao nhãng bởi các đồ vật xung quanh. Chỉ để những đồ vật thật sự cần thiết, còn lại hãy cất gọn gàng và để ngoài tầm mắt của trẻ. Ở lớp học của trẻ cũng nên nhờ cô giáo lưu ý điều này. Cho trẻ ngồi bàn đầu, tránh ngồi gần cửa sổ.
Không gian sống đơn giản giúp trẻ bị tăng động không bị sao nhãng
Chơi trò chơi đòi hỏi tập trung hoặc ngồi im một chỗ
Những trò chơi bố mẹ có thể chơi cùng con như trò tìm số, xếp hình, đoán vị trí giấu đồ vật, vẽ tranh hoặc chơi cờ… Những trò chơi này ban đầu sẽ rất khó khăn với trẻ bởi nó đòi hỏi sự tập trung. Nhưng bố mẹ phải kiên trì, dẫn dắt con. Trong lúc chơi hãy dùng những mệnh lệnh ngắn gọn như “Nhìn này” “Tập trung nào”… và cất hết những đồ vật xung quanh để bé không sao nhãng khỏi những trò chơi của bố mẹ. Tương tự trong các buổi học, phải tách bé ra khỏi mọi thứ cuốn hút xung quanh. Để bé chỉ tập trung vào bài học.
Các trò chơi chỉ ngồi im một chỗ sẽ tốt hơn cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Lập thời gian biểu cố định
Thiết lập cho con một thời gian biểu cố định, phân ra từng khung giờ học tập, ăn uống và giải trí. Bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở con đã đến giờ làm gì. Làm trong bao lâu và còn bao nhiêu thời gian để làm việc đó để hối thúc con.
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị tăng động. Nhưng ngoài yếu tố di truyền, bẩm sinh thì sang chấn sau sinh từ 2-3 tuổi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc chứng tăng động. Thực tế, những trẻ được sống trong gia đình có không khí vui vẻ, hạnh phúc thường ít có nguy cơ mắc chứng tăng động cũng như các bệnh về tâm lý khác. Vì thế bố mẹ hãy luôn tạo một không khí gia đình luôn vui tươi, hạnh phúc, không la mắng trẻ… để tốt cho bệnh của trẻ hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]