Vì thế, nếu muốn con bạn trở thành đứa trẻ tự tin và khỏe mạnh về tinh thần, hãy cố gắng tránh nói những điều sau đây:
1. Thay vì nói “Con làm mẹ điên lên mất!”, hãy nói “Hành động của con khiến mẹ rất mệt mỏi.”
Bạn có thể yêu một người nhưng không yêu những gì người đó làm. Hãy giúp con hiểu rằng hành động của con là sai và cần thay đổi chứ không phải bản thân con có vấn đề gì.
Những lời động viên và phê bình đúng cách của bố mẹ sẽ giúp ích cho con. Ảnh: minh họa
2. Thay vì nói “Giỏi nhỉ!” hãy nói “Mẹ biết con cũng thất vọng lắm”
Thay vì làm con xấu hổ, bạn có thể cho chúng biết bạn thất vọng và bạn hiểu chúng cũng chẳng vui vẻ gì. Sự đồng cảm có tác dụng hơn rất nhiều so với sự chỉ trích.
3. Thay vì nói “Im miệng!” hãy nói “Mẹ cần con yên lặng.”
Khi bạn nói “im miệng” với con đồng nghĩa với việc cho phép con có thể nói điều đó với người khác. Cách nói đó không chỉ gây tổn thương mà còn rất thô lỗ. Thay vì ra mệnh lệnh, hãy đưa ra yêu cầu cho con.
4. Thay vì nói “Lần sau phải làm tốt hơn nhé!” hãy nói “Mẹ biết con hiểu cố gắng hết mình quan trọng thế nào.”
Phần lớn trẻ đều nhận thức được khi chúng làm việc gì đó không tốt như mong đợi. Thay vì khiển trách và gây sức ép cho con, hãy khuyến khích. Cho con biết rằng bạn coi trọng và tin tưởng ở năng lực của chúng.
Hãy khuyên con biết hài lòng vì đã cố gắng hết mình. Ảnh: minh họa
5. Thay vì “Mẹ hứa”, hãy nói “Mẹ sẽ cố gắng nhiều nhất có thể”
Khi bố mẹ hứa mà không làm được, trẻ sẽ nhớ rất rõ điều đó dù chúng ta có lí do đi nữa. Khi nói chúng ta sẽ cố gắng, trẻ hiểu là bố mẹ sẽ thực sự quan tâm tới điều đó, nhưng không phải mọi thứ đều có thể.
6. Thay vì “Để mẹ”, hãy nói “Con muốn mẹ giúp không?”
Bằng việc để trẻ tự làm từ đầu đến cuối, bố mẹ đang tiếp thêm sức mạnh cho con mình. Nếu cần sự giúp đỡ, trẻ nên được tự lên tiếng trước khi bố mẹ can thiệp.
7. Thay vì “Để mẹ yên”, hãy nói “Mẹ cần ở một mình.”
Đôi khi bố mẹ vô tình “trút giận” vào trẻ trong những lúc yếu lòng. Thay vì để trẻ nghĩ chúng đang làm phiền và là gánh nặng cho người khác, hãy nói để con hiểu đó không phải lỗi của con, chỉ là chúng ta đang cần chút không gian thôi.
8. Thay vì nói “Đừng khóc”, hãy nói “Sẽ không sao đâu”
Khóc là một phản ứng bình thường khi chúng ta buồn, vì thế trẻ có khóc cũng không sao cả. Chúng ta có thể trấn an để con hiểu rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn và giúp con về sau.
9. Thay vì nói “Con thật thông minh”, hãy nói “Con chăm chỉ thế là tốt lắm” hoặc “Con hiểu được là rất tốt”
Khi khen trẻ thông minh, vô tình chúng ta đã tạo nên áp lực bắt con phải sống được như kì vọng của bố mẹ. Chúng có thể tránh làm những thứ khiến bản thân “bớt thông minh” đi. Hãy công nhận năng lực của trẻ kịp thời mà không tạo áp lực cho chúng.
10. Thay vì nói “Khẩn trương lên con!” hãy nói “Làm thôi nào”
Khi bố mẹ giục, trẻ sẽ càng có cảm giác mình đang làm chậm và sẽ càng lúng túng. Hãy khuyến khích cả nhà cùng đẩy nhanh tiến độ vì một mục tiêu, như vậy động lực của mọi người đều sẽ được cải thiện.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]