1. Không bao giờ quát mắng trẻ
Quát mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển tính cách của trẻ. Trẻ sẽ hình thành cảm giác không tự tin, sợ hãi và những nỗi ám ảnh về mặt tinh thần.
Có một số trẻ khi quen với cảnh suốt ngày bị quát mắng, trẻ sẽ chai lì và không sợ nữa. Mỗi khi yêu cầu trẻ bạn nên nhẹ nhàng và thuyết phục trẻ.
2. Nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ
Khi nói chuyện với trẻ, bạn hãy nhìn vào mắt con và nên trao đổi với giọng điệu nhẹ nhàng, tránh lên giọng hay gay gắt với trẻ. Hãy cố gắng giải thích cho con hiểu vấn đề một cách logic và đưa ra các lý do hợp lý.
Khi nói chuyện với trẻ bạn nên ngồi xuống với con. Lý do là vì trẻ sẽ có cảm giác thua kém bạn khi bạn đang đứng và nhìn xuống và vì thực tế là chúng thấp hơn bạn rất nhiều.
3. Không dọa trẻ
Nhiều phụ huynh thường đưa ra các hình ảnh như trộm, ma, cảnh sát...để dọa trẻ. “Nếu con mà làm như vậy thì… sẽ đến và bắt con đi rồi nhốt con lại…”. Điều này chẳng giúp ích được gì vì nó không có thật.
Nếu trẻ đang phạm sai lầm và những điều bạn nói với trẻ không xảy ra thì trẻ sẽ không còn sợ nữa. Và trẻ sẽ vẫn tiếp tục những hành vi như cũ. Thậm chí trẻ sẽ không tin vào những gì bạn nói nữa. Với một số trẻ thì cách bạn nói đang làm trẻ bị ám ảnh, làm ảnh hưởng về tinh thần như sợ hãi, ám ảnh.
4. Không bao giờ nói dối trẻ
Thực tế thì bố mẹ là người mà trẻ tin tưởng nhất và trẻ luôn xem bạn là hình tượng lý tưởng. Vậy nên khi những gì bạn nó mà không làm sẽ khiến trẻ rất thất vọng và không còn tin tưởng ở bạn nữa.
Với suy nghĩ của trẻ thì việc bạn nói mà không làm chính là đang nói dối trẻ. Trẻ sẽ xem dối trở thành một điều bình thường.
5. Không dùng roi vọt với trẻ
Tuyệt đối không được sử dụng đòn roi khi trẻ không nghe lời.
Bạn hãy dùng nguyên tắc cấm những điều ưa thích để phạt trẻ lớn hoặc dùng góc im lặng để phạt trẻ nhỏ. Nếu trẻ không nghe lời bạn có thể cắt hẳn chương trình tivi bé thích, hoặc sẽ cắt giảm một món đồ chơi mà trẻ đang thấy hứng thú. Một khi đã đưa ra hình phạt bạn hãy kiên quyết thực hiên với giọng điệu nhẹ nhàng với trẻ dù trẻ khóc lóc.
Hoặc bạn có thể cho trẻ ngồi suy nghĩ trong vòng 5 phút bất kỳ khi nào trẻ hành động sai (Bạn nhớ là hãy luôn luôn giữ trẻ trong một căn phòng cố định và bạn cũng có ở đó, không bao giờ đưa trẻ sang một phòng khác hay khoá trẻ ở trong phòng một mình). Khi trẻ nhận ra lỗi của mình hãy tha lỗi cho chúng và ôm chúng vào lòng.
6. Khen ngợi trẻ
Khi nhìn thấy sự tiến bộ của trẻ hãy ghi nhận và khuyến khích trẻ.
Điều này không những thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà còn cho chúng cảm giác được mọi người khen ngợi. Khuyến khích trẻ tiến bộ thêm nữa.
Dạy trẻ đòi hỏi tình yêu thương và sự kiên trì. Bạn hãy nhớ rằng bạn đang có trong tay một hòn đá quý. Nó sẽ biến thành ngọc hay mãi là hòn đá xù xì chính là phụ thuộc vào thái độ và cách ứng xử của bạn.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]