Bạn cần nhớ mình sẽ phải hợp tác cùng thầy cô để đảm bảo các con nhận được sự giáo dục tốt nhất có thể, vì thế, những điều dưới đây sẽ là những gợi ý cực kỳ cần thiết để bạn có một cuộc trao đổi thành công với các thầy cô giáo của con.
1. Sự tôn trọng
Điều này có thể khó khăn nếu bạn đang tức giận điều gì đó, chẳng hạn như giáo viên không công bằng hoặc con không được đối xử tốt. Tuy nhiên, việc giữ tôn trọng khi nói chuyện với giáo viên là điều vô cùng cần thiết. Đây nên là mục tiêu chính của bạn trong việc nói chuyện hiệu quả với giáo viên của con. Hãy sử dụng giọng nói và ngôn ngữ một cách nhã nhặn khi thảo luận vấn đề nhằm đưa ra phải pháp chung cuối cùng với thầy cô.
2. Hỏi câu hỏi
Bạn chỉ muốn dành cả ngày xem con học ở trường thế nào, nhưng thực sự là không thể. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải hỏi giáo viên những câu hỏi để có được một bức tranh rõ ràng về những gì đang diễn ra tại trường học. Điều này bao gồm cách đánh giá nhu cầu của con để có thể giúp đỡ thêm, làm thế nào xác định thế mạnh của con và hợp tác khi ở nhà để giải quyết vấn đề bạn cùng lớp. Nếu con có bày tỏ với bạn rắc rối nào, hãy hỏi giáo viên những gì thầy cô biết được, từ đó bạn có thể giúp bé sửa sai và khuyến khích làm điều đúng.
(Ảnh minh họa).
Không có gì làm cho một giáo viên tận tâm cảm thấy tuyệt vời bằng những lời khen ngợi về cách dạy dỗ con bạn của thầy cô. Có lẽ thầy cô có quan hệ tốt với con, hoặc cho con một cơ hội để sửa sai. Do vậy, thay vì chỉ liên lạc với giáo viên khi bé nhà bạn làm sai điều gì, hãy gọi điện thoại hoặc gửi thầy cô một email cho biết bạn đánh giá cao những gì thầy cô đã, đang và sẽ làm. Điều này sẽ giúp bạn hình thành một mối quan hệ làm việc chặt chẽ với giáo viên của con.
4. Lắng nghe
Lắng nghe chỉ là một phần tự nhiên của cuộc nói chuyện. Khi bạn tương tác với giáo viên của con, hãy chắc chắn ngừng nói đủ lâu để nghe những gì thầy cô muốn bày tỏ. Có lẽ thầy cô sẽ đưa ra lời khuyên hoặc tin tốt mà bạn có thể bỏ lỡ nếu cứ không ngừng nói trong cuộc gặp phụ huynh của mình.
5. Có sự chuẩn bị
Nếu bạn chuẩn bị nói chuyện với giáo viên việc gì đó quan trọng, giống nhoặc các vấn đề hành vi, chuẩn bị luôn là điều cần thiết. Hoặc bạn có những điều nhất định muốn đề cập hoặc thảo luận, hay có những câu hỏi cụ thể, hãy viết chúng ra trước. Bằng cách này bạn sẽ không phỉ rời khỏi cuộc họp và nhận ra rằng mình quên nói một cái gì đó quan trọng.
6. Chia sẻ chuyện gia đình
Không nhất thiết phải kể các chi tiết vụn vặt hàng ngày, nhưng nếu có chuyện gì lớn xảy ra, hãy chia sẻ cho giáo viên của con bạn biết. Điều này thực sự có thể giúp ích cho trẻ khi bé tới trường. Ly hôn, mất mát hoặc chuyển đến nhà mới là những điều cơ bản bạn có thể chia sẻ với thầy cô. Bằng cách đó, thầy cô mới biết được lý do tại sao bé nhà có thể không vui vẻ hoặc khác lạ hơn so với bình thường.
7. Không biện minh
Điều này có thể thực sự rất khó nhất là khi giáo viên thảo luận về những điểm yếu của con. Phải nghe điểm yếu của bé thực sự có thể làm cho bản năng làm mẹ của bạn trỗi dậy. Tuy nhiên, đó không phải là một ý tưởng tốt để khẳng định bé của bạn là hoàn hảo và từ chối nói về bất cứ điều gì không tốt về con.
Dù thế nào, con vẫn là hoàn hảo trong mắt bạn, nhưng bạn phải nhớ rằng bé nhà mình không như vậy với những người khác. Do đó, hãy luôn khách quan và cởi mở với những ý tưởng tốt nhằm giúp con có cơ hội cải thiện mình.
Theo Lamdeponline
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]