1. Không tạo cơ hội cho con được nói
Khi bé chưa biết nói hoặc vốn từ còn ít, bé thường chỉ dùng hành động khi muốn biểu đạt một điều gì đó. Chẳng hạn như khí bé muốn uống sữa hay muốn lấy vật gì đó, bé sẽ chỉ hoặc cầm tay mẹ và hướng ánh mắt đến món đồ đó.
Trong hoàn cảnh này, hầu hết các bà mẹ đều ngay lập tức lấy giúp bé mà không hề biết nếu hành động này lập đi lặp lại nhiều lần sẽ vô tình đã khiến bé chậm nói.
Vậy nên thay vì lấy giúp bé, các mẹ nên tạo cơ hội cho bé học nói bằng cách hỏi con 'con cần gì nào?', 'đó là cái gì nhỉ?'... Việc đặt ra những câu hỏi sẽ khiến bé có ý thức phản xạ lại câu hỏi của mẹ.
Ngoài ra, việc đáp ứng yêu cầu của trẻ cũng tác động xấu đến tính cách của trẻ, dể hình thành thói quen phụ thuộc, ỷ lại.
2. Cho con xem tivi quá nhiều
Nhiều người cho rằng, việc cho bé xem tivi nhiều sẽ giúp bé nói nhanh hơn bởi khi xem tivi cũng chính là lúc trẻ học được cách giao tiếp và dần cảm nhận được thế giới xung quanh.
Tuy nhiên nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ khiến bé lười nói chuyện. Bởi khi xem tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều thông qua việc lắng nghe nhưng lại không có cơ hội tương tác trực tiếp. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé mà còn là nguyên nhân khiến mắt bé không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.
Thay vì để con ngồi xem tivi một mình, mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con hoặc chỉ đơn giản là ngồi xem tivi và tương tác cùng bé thông qua việc diễn giải các tình huống, nhân vật để bé hiểuvà dần hinh thành phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.
3. Lười nói chuyện với con
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con chậm nói chuyện. Ngay từ khi mới sinh cho đến khi bé bập bẹ biết nói cha mẹ phải thường xuyên nói chuyện với bé, thông qua khả năng nghe sẽ giúp bé hiểu và dần tăng vốn từ của mình. Bên cạnh đó,việc nói chuyện cũng giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình.
Mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian để hàn huyên cùng con, dù cho con có không hiểu những điều mẹ nói nhưng đây cũng là khoảng thời gian vàng để mẹ con có thể được ở cạnh nhau.
4. Con không được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài
Việc chỉ để bé ở nhà với đống đồ chơi vô tri vô giác sẽ dần đẩy bé xa dân với môi trường bên ngoài. Trong khi đó, những sự tương tác ở thế giới bên ngoài lại góp phần không nhỏ giúp bé nhanh biết nói hơn.
Khi ra ngoài vui chơi, bé sẽ có cơ hội được vui đùa cùng mọi người, được hòa nhập với môi trường tự nhiên. Và đương nhiên khi ở trong môi trường như vậy nhu cầu giao tiếp, nói chuyện của bé tăng lên sẽ dần khiến bé ý thức được về ngôn ngữ.
Ngược lại nếu không để bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không chỉ khiến bé chậm nói mà thậm chí còn đầy bé vào căn bệnh tự kỷ.
5. Dạy cho con những từ ngữ khó ngay từ đầu
Khi bé bắt đầu tập nói, không nên vội vàng cho bé tiếp thu những từ ngữ quá khó. Bởi khi đó khẩu hình của bé chưa hoàn thiện nên chưa thể nói được những từ ngữ quá phức tạp.
Vậy nên, khi day bé nói, cha mẹ nên lựa chọn những từ ngữ đơn giản hay những từ ngữ đã từng giao tiếp nhiều với bé trước đó. Thông thường sẽ là những từ giúp bé gọi người thân hay những từ liên quan đến cơ thể, thức ăn, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]