Có rất nhiều cha mẹ mong muốn con cái nghe theo lời mình ngay từ lần đầu tiên được nhắc nhở. Nhưng với một số phụ huynh khác thì việc con cái nghe lời là có thật. Họ chỉ cần nói “Nhặt giày lên đi con” thì lũ trẻ sẽ nghe theo – ít ra thì rất nhiều lần.
Đôi khi lũ trẻ cần có quyền tự do cá nhân vì không phải lúc nào chúng cũng biết nghe lời cha mẹ. Nếu các con không vâng lời khi được nhắc nhở lần đầu có thể là vì một số lí do dưới đây.
1. Bạn nhắc nhở quá nhiều
Bạn liên tục nhắc đi nhắc lại “Mẹ phải nói với con bao nhiêu lần nữa đây?” hoặc “Đây là lần cuối cùng mẹ nhắc con”, việc này không hề hiệu quả. Nếu bạn nhắc quá nhiều thì con sẽ học cách nói dối bạn.
Thực tế là việc nhắc nhở con cái quá nhiều lần sẽ phản tác dụng và lũ trẻ sẽ không chịu nghe lời bạn ngay từ đầu.
Tại sao lại phải hằn học và làm điều bạn nói nếu bạn dự định lặp đi lặp lại ít nhất 5 lần nữa?
Con của bạn sẽ tự hiểu điều bạn nói khi cần thiết. Có lẽ là khi bạn lên giọng thì bạn không hề đùa giỡn. Hoặc cũng có thể là khi bạn đứng chống nạnh nữa. Một khi chưa thấy những dấu hiệu kể trên thì chúng biết rằng không việc gì phải nghe theo bạn cả.
2. Bạn nói ra những lời đe dọa vô nghĩa
Những lời đe dọa như “Con sẽ không bao giờ được phép ra ngoài một lần nữa nếu con không dọn phòng ngay bây giờ!” hoặc “Mẹ sẽ vứt hết đồ chơi của con nếu con không dọn dẹp chúng cho gọn gàng!” đều không có tác dụng. Mặc dù bạn nghĩ như vậy sẽ có tác dụng, tuy nhiên con bạn sẽ nhận ra rằng bạn chỉ dọa suông mà thôi.
Việc chúng bị thổi phồng quá mức không phải là vấn đề duy nhất. Đôi khi những lời đe dọa của cha mẹ cứ như là đang mời gọi vậy. Ví dụ như khi bạn nói “Mẹ sẽ xoay đầu xe lại ngay bây giờ nếu con không dừng việc tranh cãi!”, nó giống như là một phần thưởng để con bạn có thể tiếp tục vi phạm thêm nữa.
3. Bạn cố gắng thể hiện uy quyền của mình
Bạn có thể dễ dàng vướng vào một cuộc tranh cãi với con mình mà không nhận ra điều đó. Càng lâu bao nhiêu thì con bạn càng không nghe lời bấy nhiêu.
Nếu bạn yêu cầu con dọn phòng nhưng chúng lại tranh luận với bạn trong suốt 20 phút thì đó chỉ là khoảng thời gian lũ trẻ trì hoãn việc dọn phòng mà thôi. Đừng cố dùng uy quyền của mình để ép buộc con. Thay vào đó thì hãy sẵn sàng tinh thần để đối diện với việc con bạn không chịu nghe lời.
4. Bạn không chịu giải quyết hậu quả
Những hậu quả tiêu cực sẽ dạy cho con bạn cách lựa chọn điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng nếu bạn cứ cố dùng uy quyền để ép buộc thì con sẽ chẳng học được gì cả.
Bạn chỉ dọa suông mà không làm thì cũng chỉ là “lời nói gió bay”. Bạn phải chỉ cho con thấy sự sai trái của nó thì đó mới là một bài học đáng nhớ.
5. Bạn lên giọng khi nói chuyện với con
Khi một đứa trẻ không nghe lời thì nhiều cha mẹ thường lên giọng. Việc la hét dường như chẳng mang lại chút kết quả tích cực nào. Con của bạn sẽ làm ngơ khi bạn la mắng chúng.
Thêm vào đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc la hét có thể gây hại như việc đét vào mông lũ trẻ. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn và con cũng như khiến chúng trở nên lì lợm hơn trong tương lai và không nghe lời bạn nữa.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]