Tại trường Y Harvard, Mỹ, phương pháp team-based learning được áp dụng rộng rãi. Sinh viên ngồi theo nhóm từ 4 đến 6 người. Họ xem video, đọc tài liệu, cùng thảo luận, hợp tác, tìm cách giải quyết vấn đề. Với phương pháp này, sinh viên sẽ học từ bạn bè, giảng viên đóng vai trò dẫn dắt. Đại học Harvard chú trọng cách dạy phương pháp tư duy hơn truyền đạt kiến thức. Ảnh: Harvard.edu.
Phòng học, thư viện ở Đại học Princeton, Mỹ được thiết kế nhằm tăng cường tính tương tác giữa người học. Ngoài việc thảo luận, trao đổi ý kiến học tập, sinh viên Kinh tế còn lập nhóm khởi nghiệp vào mùa hè để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Ảnh: Princeton.edu.
Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ sử dụng mô hình lớp học TEAL cho phép sinh viên dễ dàng thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến giữa các thành viên và với giáo viên thông qua các thiết bị công nghệ cao. Ảnh: MIT.edu.
Từ năm 2014, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore bắt đầu chuyển đổi mô hình lớp học truyền thống sang hình thức ứng dụng công nghệ cao, lấy team-based learning làm phương pháp chủ đạo trong giảng dạy và học tập. Ảnh: Ntu.edu.
Đại học Texas ở Austin, Mỹ cũng hướng theo cách học chia lớp học thành các nhóm nhỏ để tăng cường sự trao đổi, hợp tác giữa các sinh viên. Với phương pháp này, sinh viên được giao chủ đề từ trước, mỗi người tự chuẩn bị tài liệu liên quan, đề xuất ý kiến của bản thân, gửi cho giảng viên. Tiếp đó, các thành viên trong nhóm trao đổi, tổng hợp lại để trình bày trước lớp. Ảnh: Utexas.edu.
Đại học bang Montana (Mỹ) sử dụng mô hình giảng đường thông minh. Sinh viên ngồi thành nhóm 9 người. Họ trao đổi, hỗ trợ nhau trong việc học tập. Thay vì đứng trên bục giảng bài, giảng viên di chuyển giữa các bàn để hỗ trợ sinh viên giáp đáp thắc mắc. Ảnh: Montana.edu.
Phương pháp team-based learning được áp dụng rộng rãi tại các trường Y, bao gồm cả trường Y của Đại học Stanford, Mỹ. Các giáo sư ở đây tin rằng phương pháp này giúp sinh viên chủ động tìm kiếm kiến thức. Mỗi sinh viên là một người thầy cho chính bản thân và bạn học khác. Ảnh: Stanford.edu.
Viện Công nghệ California, Mỹ cũng sử dụng phương pháp team-based learning nhằm tăng tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh sự hỗ trợ từ sản phẩm công nghệ, giảng viên phải thiết kế lại nội dung học phù hợp cách làm việc theo nhóm nhỏ. Ảnh: Caltech.edu.
Trường Wharton của Đại học Pennsylvania, Mỹ áp dụng phương pháp làm việc nhóm để làm bài tập. Thay vì nộp bài luận, sinh viên sẽ đóng vai trò của một doanh nhân để trình bày phương án đầu tư hoặc cách giải quyết vấn đề. Khi hoàn thành phần việc cá nhân, họ sẽ làm việc theo nhóm để tìm ra phương án tối ưu. Ảnh: Wharton.upenn.edu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]