Ông Vũ Ngọc Hoàng
Ông Vũ Ngọc Hoàng phân tích: Những năm qua, các đồng chính lãnh đạo ngành Giáo dục đã dám đương đầu với cái khó, đã lắng nghe, đối thoại với các nhà khoa học, với cơ sở để quyết tâm thực hiện đổi mới thực sự. Đây là một sự chuyển biến tích cực, mang tính cầu thị.
GD chuyển từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học
Điểm nhấn rõ nét nhất trong quá trình đổi mới đó chính là chúng ta đã có được Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.
Chúng ta đã xác định được vấn đề cốt lõi, trung tâm của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện - đào tạo là tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học.
Đây không chỉ là phương pháp đào tạo mà trước tiên là triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục, khoa học giáo dục – sư phạm, liên quan đến mục tiêu, chương trình, phương pháp kiểm tra, thi cử, đánh giá, cơ chế quản lý, tổ chức hệ thống.
Đáng mừng là thời gian qua, các trường đã và đang tích cực triển khai việc dạy và học theo hướng đổi mới này.
Cùng với đó, hiện nay tôi được biết là Bộ GD&ĐT đang triển khai nhiều Dự án, Đề án về giáo dục như: Dự mô hình trường học mới, Đề án Ngoại ngữ 2020 v.v….
Những chương trình, đề án hay dự án được áp dụng vào thực tế chính là yếu tố quan trọng nằm trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết số 29 – NQ/TW.
Phải khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước luôn xác định chất lượng giáo dục – đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là yêu cầu thương xuyên đối với quá trình phát triển và đổi mới giáo dục.
Nhờ có những chủ trương, quyết sách đúng của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT mà Giáo dục đã có bước phát triển vượt bậc. Đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển về quy mô, số lượng.
Nhìn một cách tổng thể, cơ bản chúng ta đã chuyển từ một nền giáo dục cho thiểu số người đi học thành một nền giáo dục đại chúng, phổ cập cho mọi người.
Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, mặc dù giáo dục có một số tiến bộ về chất lượng nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với yêu cầu và so với thế giới cũng như trong khu vực.
Song tôi cho rằng, điều đó cũng là dễ hiểu và thông cảm được bởi trong điều kiện nguồn lực và kinh nghiệm có hạn, ngành Giáo dục chưa thể đồng thời giải quyết tốt cả chiều rộng và chiều sâu, cả số lượng và chất lượng.
Chính vì lẽ đó, theo tôi đổi mới lần này phải tập trung hàng đầu và nhiều hơn cho vấn đề chất lượng. Đổi mới không có mục đích tự thân, mà đổi mới phải nâng cao chất lượng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
Phát triển nhân cách, năng lực là yêu cầu cao nhất của chất lượng, đó chính là thực chất của chất lượng.
Theo Giaoducthoidai
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]