Mỗi nguyện vọng phải chỉ ra tổ hợp môn thi xét tuyển
Theo đó, trong thời gian quy định của mỗi đợt (đợt 1 từ 1/8 đến 20/8), các trường tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
Hồ sơ của thí sinh gồm: Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh; Phiếu đăng ký xét tuyển cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành của trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng, thí sinh phải chỉ ra tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển;
Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.
Trường hợp thí sinh đề nghị rút hồ sơ để chuyển sang trường khác, các trường cần tạo điều kiện cho thí sinh rút hồ sơ.
Thí sinh phải đến trường hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ.
Các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi, cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.
Chỉ được thay đổi nguyện vọng trong đợt 1
Lưu ý, thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với đợt 1 xét tuyển. Còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.
Khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thí sinh có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên của mình.
Những thí sinh đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên cần nộp kèm theo hồ sơ minh chứng về chế độ ưu tiên.
Hiểu đúng quy định xét 4 nguyện trong một trường
Quy định xét 4 nguyện trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 được hiểu như sau:
Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4.
Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển của Bộ GD&ĐT hoặc do phần mêm trường xây dựng với thuật toán Bộ cung cấp).
Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).
Khuyến khích trường xét tuyển trực tuyến
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường cần bố trí tại bộ phận tiếp hồ sơ những cán bộ nắm vững quy chế để rà soát chế độ ưu tiên và tạo điều kiện cho thí sinh sửa chữa nếu có minh chứng phù hợp.
Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ thông tin, giúp thí sinh có thể chọn ngành phù hợp, các trường cần công khai điểm trúng tuyển vào trường những năm trước, bố trí tổ tư vấn tuyển sinh và cung cấp số điện thoại tư vấn để giúp thí sinh.
Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức xé uyển theo hình thức trực tuyến.
Sẽ ít thí sinh ảo hơn mọi năm
Với quy chế xét tuyển, đợt 1, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào 1 trường, như vậy sẽ không có hiện tượng thí sinh ảo.
Nhưng, do thí sinh có quyền vừa đăng ký xét tuyển bằng học bạ, vừa đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi, nên thực chất chỉ có những ngành có điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 1 - 2 diểm sẽ không có thí sinh ảo.
Còn các ngành còn có điểm tương đương với ngưỡng này sẽ phải tính đến một tỷ lệ nhất định thí sinh ảo.
Với các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, do thí sinh có quyền sử dụng đồng thời 3 Giấy chứng nhận kết quả thi nên sẽ có thí sinh ảo (do đồng thời trúng tuyển nhiều trường).
Tuy nhiên, tỷ lệ ảo sẽ ít hơn so với năm 2014 về trước (do trước kia, thí sinh có tối đa 6 giấy báo điểm và nộp được tối đa 6 trường).
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]