Lần đầu tiên bài toán này được đặt ra là trong bức thư mà tiểu thuyết gia người Pháp Gustave Flaubert gửi cho cô em gái Caroline vào năm 1841. Nội dung đoạn thư đó như sau:
“Vì em đang học về hình học và lượng giác nên anh sẽ ra một đề bài như sau. Một con tàu đang tiến ra biển khơi. Con tàu rời Boston với một lô hàng len nặng 200 tấn. Con tàu sẽ cập cảng Le Havre. Nhưng cột buồm chính lại bị hỏng, cậu bé phụ việc ở trên boong và có 12 hành khách trên tàu. Gió thổi hưởng đông đông bắc, đồng hồ chỉ 15 giờ 15 phút. Thời điểm đó là vào tháng 5. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”
Bài toán tuổi của thuyền trưởng được đưa vào chương trình lớp 2.
Đó là nguyên văn đề toán tuổi thuyền trưởng, tuy nhiên về sau này người ta đã rút gọn lại thành một phiên bản khác để xem học sinh phản ứng như thế nào trước đề toán này. Đề toán rút gọn như sau: “Một thuyền trưởng có 26 con cừu và 10 con dê. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”
Phản ứng của học sinh với cái được gọi là bài toán tuổi của thuyền trưởng thường được lấy ví dụ minh họa cho hiện tượng đánh mất tư duy logic trong toán học.
Trong một vài nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới, đã có nhiều học sinh tiểu học đưa đáp áp 36 tuổi cho bài toán này. Tư duy logic của trẻ rõ ràng đã biến mất khi bước vào lớp học.
Tuy nhiên, các tác giả của cuốn Making Sense of Word Problems cho rằng phản ứng của học sinh phần nào có thể được giải thích bởi các nhược điểm về phương pháp luận trong việc thiết kế chương trình học.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]