1. Không cho trẻ trải nghiệm mạo hiểm
Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn cảnh báo sự nguy hiểm ở mọi nơi. Sợ sẽ làm tổn thương tới đứa trẻ nên chúng ta làm mọi thứ để bảo vệ chúng. Đó đúng là sứ mệnh của bậc làm cha mẹ, nhưng chúng ta lại vô tình cách ly trẻ khỏi những “hành vi mạo hiểm lành mạnh” và dẫn đến những tác động không tốt.
Các nhà tâm lý học ở châu Âu đã phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ không được chơi ở ngoài trời và không bao giờ biết đến trầy xước thì chúng sẽ thường xuyên bị ám ảnh khi lớn lên. Trẻ cần phải ngã vài lần để biết rằng chuyện đó là bình thường. Trẻ vị thành niên cũng cần phải có trải nghiệm chia tay bạn trai, bạn gái để biết cách đánh giá cao những mối quan hệ tình cảm khi trưởng thành. Nếu cha mẹ tách những mối nguy đó ra khỏi cuộc sống của trẻ hoàn toàn thì trẻ sẽ có tính tự kiêu và lòng tự trọng thấp.
2. Giải cứu quá nhanh
Thế hệ trẻ ngày nay không phát triển được một số kỹ năng mà trẻ con cách đây 30 năm làm được, bởi vì người lớn chúng ta thường nhảy bổ ngay vào để giải quyết những rắc rối của chúng. Khi chúng ta giải cứu trẻ quá nhanh và nuông chiều chúng bằng sự trợ giúp của mình, chúng ta đã loại bỏ giai đoạn cần phải vượt qua những khó khăn và khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ.
Nếu chúng ta làm vậy trẻ sẽ quen với việc có người giúp đỡ mình mỗi khi vấp ngã. Trong khi thực tế cuộc sống không giống như vậy và trẻ sẽ không thể trở thành một người trưởng thành biết tự giải quyết vấn đề của mình.
3. Khen ngợi quá dễ dàng
Ví dụ như khi trẻ tham gia vào một giải đấu bóng chày, chúng ta sẽ mặc định cho rằng tất cả những người tham gia đều là những người chiến thắng. Quan niệm “cả nhà đều vui” có thể giúp trẻ cảm thấy mình đặc biệt, nhưng các nghiên cứu hiện đại lại cho rằng phương pháp này vô tình đã gây hại.
Trẻ sẽ dần quan sát thấy rằng cha mẹ là những người duy nhất cho rằng chúng thật tuyệt vời, trong khi chẳng ai nói vậy. Trẻ bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ. Có thể trẻ cảm thấy thoải mái trong thời điểm đó, nhưng những nhận xét tuyệt vời của cha mẹ không sát với thực tế. Khi chúng ta khen ngợi trẻ một cách dễ dàng và nhanh chóng bỏ qua những hành vi sai trái, thì trẻ sẽ học được cách gian dối, phóng đại và nói dối để lẩn tránh thực tế khó khăn. Trẻ sẽ không được trang bị để đối mặt với thực tế.
4. Sai lầm trong cách dạy dỗ
Bạn không cần phải làm hài lòng trẻ trong mọi trường hợp để chúng yêu quý mình. Trẻ sẽ biết học cách vượt qua sự thất vọng khi bị cha mẹ từ chối, nhưng những hậu quả từ việc thỏa hiệp với trẻ thì khó có thể vượt qua. Vì thế, hãy mạnh dạn nói “không” hoặc “chưa phải lúc” với trẻ và để chúng tự tìm cách đấu tranh để có được thứ mình cần.
Là cha mẹ, chúng ta thường có xu hướng cung cấp cho con cái thứ mà chúng muốn, đặc biệt là trong gia đình đông con. Khi một đứa làm tốt việc gì đó, chúng ta thấy thật không công bằng khi chỉ khen ngợi và thưởng cho đứa con đó mà đứa khác thì không.
Việc làm này rất thiếu thực tế và bỏ lỡ cơ hội để trẻ hiểu rằng thành công phụ thuộc vào hành động của từng cá nhân. Hãy thận trọng khi thưởng những món quà vật chất khi trẻ làm tốt điều gì đó, vì nếu mối quan hệ dựa trên những phần thưởng vật chất thì trẻ sẽ không biết thế nào là động lực bản thân và tình yêu vô điều kiện.
5. Không chia sẻ về lỗi lầm của bạn trong quá khứ
Việc chia sẻ về những sai lầm của bạn trong quá khứ sẽ giúp trẻ học cách đưa ra lựa chọn đúng đắn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được chuẩn bị tâm lý khi vấp ngã và đối mặt với hậu quả của quyết định đó. Hãy chia sẻ cảm giác khi bạn trải qua tình huống tương tự, điều gì sẽ tác động đến quyết định của bạn và những bài học rút ra. Vì chúng ta không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng tới con cái nên chúng ta cần trở nên người có ảnh hưởng tốt nhất.
6. Nhầm lẫn giữa thông minh, tài năng và sự trưởng thành
Thông minh thường được sử dụng như một phép đo sự trưởng thành của một đứa trẻ, và kết quả là các bậc phụ huynh cho rằng một đứa trẻ thông minh đã sẵn sàng bước chân ra thế giới. Ví dụ như, một số vận động viên chuyên nghiệp hay những ngôi sao đang nổi của Hollywood sở hữu những tài năng hiếm có nhưng họ dễ dàng dính vào những vụ bê bối gây xôn xao dư luận. Bởi lẽ tài năng chỉ là món quà dành cho họ trong một lĩnh vực cụ thể. Vì thế, bạn không nên trao cho trẻ những quyền tự do quá với tuổi của mình.
7. Không làm được những điều mà chúng ta rao giảng
Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là làm gương cho con trẻ. Vì thế hãy xem lại những hành động thiếu đúng đắn của mình bởi vì trẻ có thể nhận ra điều đó. Ví dụ như nếu bạn không vượt khi rẽ thì trẻ cũng sẽ hiểu rằng chúng không được phép làm như vậy. Hãy cho trẻ biết ý nghĩa của sự sẻ chia bằng cách tham gia vào một dự án tình nguyện. Hãy để trẻ hòa nhập vào những cộng đồng và những nơi tốt đẹp, trẻ cũng sẽ làm những điều tương tự như thế.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]