Phớt lờ đòi hỏi của con!
Đây là cách tốt nhất để giải quyết mọi đòi hỏi, sách nhiễu. Bạn hãy thật bình tĩnh và giải thích ngắn gọn cho con hiểu lý do vì sao ba mẹ nói “không” với đòi hỏi của con, sau đó đừng quan tâm đến bất kỳ thái độ kì kèo nào của con nữa.
Cố gắng không nhìn, không nói với bé, cho đến khi bé thay đổi đề tài mới thôi. Cách “điều trị” này thực sự hiệu quả, chỉ cần bạn đủ “rắn” cho đến khi con không còn tiếp tục mè nheo đòi hỏi các món đồ chơi.
Để bé nhận ra mình đã hạnh phúc
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để lo cho con cái có một cuộc sống sung túc và đầy đủ, bên ngoài xã hội còn có rất nhiều những cô bé, cậu bé có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tâm sự với bé về những trường hợp này hoặc khi bắt gặp một hoàn cảnh nào trên đường, trên tivi (những bạn bán vé số, hay trong các chương trình truyền hình về gia đình nghèo vượt khó…) để bé thấy mình hạnh phúc như thế nào so với các bạn khác cùng trang lứa.
Đồng thời, dạy bé có tấm lòng nhân ái, biết san sẻ với người khó khăn bằng cách quyên tặng đồ chơi, quần áo…
Cho bé chọn lựa
Một giải pháp khác là bạn có thể cho bé chọn lựa nếu bé vẫn vòi vĩnh không ngừng. Bạn có thể đưa ra hai hoặc ba giải pháp khác nhau ví dụ “nếu mua món đồ chơi này thì con sẽ không được mua áo mới”, như vậy bé sẽ lựa chọn đâu là điều bé thích và không liên tục vòi vĩnh bạn nữa. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong một số hoàn cảnh nhất định.
Không nên nói dối con
Nhiều bậc phụ huynh thường dùng chiêu “Bố/mẹ hết tiền rồi”. Nếu thấy bố mẹ hết tiền thật, bé sẽ thông cảm mà không đòi nữa nhưng nếu bạn chỉ nói cho xong chuyện mà bé lại biết trong ví của bố mẹ vẫn còn tiền và trẻ có nhận thức tốt thì chúng sẽ tiếp tục mè nheo đòi bạn cho bằng được.
Trong trường hợp này thay vì nói dối trẻ bạn có thể tâm sự thẳng thắn rằng số tiền này bạn cần phải mua sữa, gạo, đồ ăn cho bé và gia đình. Số tiền dành mua đồ chơi, quà cho bé trong tháng đã hết. Dần dần bé càng lớn, nhận được đúng sai thì bé sẽ hiểu và không còn vòi vĩnh với bạn nữa.
Để trẻ một mình khi ăn vạ
Trong trường hợp bé ăn vạ đòi mua cho bằng được dù bạn đã dỗ dành bé đủ kiểu thì hãy thử cách sau. Bạn bỏ mặc trẻ một lát, có thể trẻ sẽ khóc to hơn để thu hút sự chú ý của bạn, làm bạn lúng túng (nhất là trong trường hợp có nhiều người ở đó) thì bạn phải kiên quyết không thể chiều hoặc xót con, nói cho bé biết nếu bé tiếp tục không vâng lời thì bạn vừa bỏ đi và vừa quan sát bé. Khi bé hiểu điều này không có tác dụng với bạn thì bé sẽ thôi khóc, và không làm bạn mệt mỏi vì sự đòi hỏi của bé.
Đôi khi đồng ý với con
Việc cha mẹ nghiêm khắc với con khi trẻ liên tục đòi hỏi những món đồ chơi là điều cần thiết. Tuy nhiên, chớ nên để lời nói “không” thành câu trả lời cửa miệng. Trước khi từ chối, cha mẹ cũng nên cân nhắc xem đòi hỏi của con có hợp lý hay không. Thay đổi “kiểu mẫu” câu trả lời từ “không” sang “có thể mẹ sẽ suy nghĩ” thường xuyên bạn nhé!
Cách chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi
0-6 tháng: Trẻ sơ sinh bị mê hoặc bởi âm thanh và các hình ảnh đen trắng đơn giản. Đồ chơi phù hợp với tuổi cho trẻ sơ sinh bao gồm: lúc lắc, nhạc treo nôi, gặm nướu mềm…
6-8 tháng: Trẻ lớn hơn có thể giữ đồ chơi nhỏ, đang muốn tập đi và rất thích ném đồ. Mẹ nên mua cho bé xe đẩy tập đi hay quả bóng nhựa
8-18 tháng: Đây là độ tuổi khi em bé bắt đầu thấy trước kết quả, quyết định một mục tiêu, và cố ý có hành động để làm cho nó xảy ra. Đồ chơi phù hợp với tuổi bao gồm xe đẩy đồ chơi, sách vải hoặc sách giấy bìa cứng nhiều hình ảnh, trò chơi thả vòng nhựa vào cọc gỗ.
18-24 tháng: Trẻ em bắt đầu thích chơi "giả vờ". Đây là thời gian lúc mẹ mua cho con búp bê, ô tô, đồ chơi nấu bếp, làm vườn, bác sĩ, bộ đội...
2-4 năm: Trẻ thích được phát triển trí thông minh. Đồ chơi cho bé thời kỳ này nên là xếp hình, đất nặn, bút màu và một cái xe đạp 3 bánh.
Theo Phunutoday.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]