1. Hiện tượng “ăn vạ” của trẻ - sự phát triển bình thường của tâm lý trẻ lên 2
"Ăn vạ" là dấu hiệu phổ biến của các trẻ lên 2 - 3 tuổi.
Ăn vạ là dấu hiệu phổ biến của các trẻ lên 2 – 3 với vô vàn những biến chứng như "nằm lăn ra đất, đập đầu vào tường, đánh lại mẹ, nôn ọe"... khác hẳn với lúc trước đó, trẻ rất ngoan, đặt đâu chơi đấy, đưa gì ăn nấy, bảo gì làm nấy".
Khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3 là gì?
Đó là hiện tượng con tự dưng từ đứa trẻ đang nghe lời, đặt đâu ngồi đấy,... không đòi hỏi thành đứa trẻ biết nói KHÔNG, biết nằm lăn ra đất, cáu điên lên,... để đạt được thứ mình muốn hoặc đối phó với những thứ mình không muốn.
Nguyên nhân chính của hành vi này là sự phát triển của cơ thể, cả về não bộ lẫn tay chân, sức khỏe. Sự phát triển này làm cho con muốn khám phá nhiều thứ hơn, lần mò nhiều xó xỉnh hơn, sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn khẳng định bản thân bằng cách tự làm tất cả. Mẹ nên vui vì đây là sự phát triển bình thường và đứa trẻ nào cũng như vậy hết chứ không chỉ riêng cục vàng nhà mình đâu nhé! Vì thế, hãy tự nghĩ rằng con đang phát triển rất tốt, hít thở thật sâu, ngâm cứu chiến lược cụ thể để đối phó.
2. Những độc chiêu trị thói "ăn vạ" của bé
Con mè nheo hãy nói chuyện với con
Khi trẻ "ăn vạ" hãy trò chuyện với con. Ảnh minh họa.
Phải làm cách này trước khi áp dụng bất cứ cách nào khác. Muốn trẻ không leo cầu thang thì phải giải thích cho con hiểu là cầu thang nguy hiểm, ngã đau,.. Bản thân bé đòi hỏi vì trẻ không ý thức được những hành động đó là nguy hiểm, không được phép. Bởi vậy các mẹ nên phân tích, giảng giải cho con hiểu không được chơi những trò đó, sẽ khiến con bị đau.
Đánh lạc hướng
Hãy đánh lạc hướng trẻ khi bé mè nheo, ăn vạ bằng các đồ chơi.
Não bộ của trẻ 2 tuổi đã có sự phát triển đáng kể xong khả năng tập trung còn ngắn. Biểu hiện là không chơi cái gì được lâu. Vì vậy mẹ hãy tận dụng chữa thói mè nheo, ăn vạ bằng cách hướng con đến sự chú ý khác. Thường thì cách này hay được áp dụng và dễ thành công.
Khi đánh lạc hướng, các mẹ phải giải thích và chỉ ra cho con thấy là cái kia cũng hứng thú không kém gì cái này. Ví dụ: con đòi vào bếp nghịch khi mẹ nấu cơm, hãy cho con mấy cọng rau. Sau đó cùng nói chuyện về cách nhặt, hoặc giao cho vài việc nhỏ nếu con đủ sức làm.
Con khóc lóc thì gọi tên cho cảm xúc của con
Khi con khóc lóc thì gọi tên cho cảm xúc của con. Ví dụ “Con đói à” “Con tủi thân hả” “Con có buồn hả” “con muốn cái này hả”… Khi con thấy mình được hiểu và thông cảm. Sẽ bớt đi phần nào.
Muốn con nghe theo thì phải giao kèo trước. Cụ thể, khi làm bất cứ điều gì cũng phải giao hẹn trước để con có thời gian. Ví dụ: “đi công viên 10 phút rồi về ăn cơm con nhé”; “Xem hết cuốn truyện tranh này thì hai mẹ con đi ngủ nhé”; “con chơi 10 phút rồi đưa em chơi nhé”… Khi đã có sự thống nhất, con sẽ hiểu mình được tôn trọng, được quyền quyết định và sẽ bị phạt nếu không làm theo thỏa thuận.
Bạn không nên hỏi "con có lên giường đi ngủ không“? mà hỏi “hoặc đi ngủ hoặc đi ra ban công đứng con chọn cái nào“. Bởi ở độ tuổi này trẻ thường hay nói KHÔNG trước những câu hỏi như vậy. Cách này thường chỉ có 1/10 bà mẹ làm được. Khi con mè nheo, ăn vạ,... các mẹ thường đáp ứng yêu cầu luôn của con, hoặc không kiềm chế được cảm xúc thì tét vào đít con,...
Ưu điểm của phương pháp này là con dịu bớt, cảm thấy được an ủi – hiểu – tôn trọng. Còn nhược điểm là yếu điểm lớn nhất của bố mẹ khi dạy con – thiếu kiên nhẫn, không thể kiềm chế cảm xúc.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]