Một bà mẹ khủng hoảng sẽ ảnh hưởng xấu đến con. Ảnh: Internet.
Bạn có phải là một bà mẹ coi cuộc sống là khủng hoảng 24/7? Từ những chuyện nhỏ xíu như con để nhầm cái áo vào sai chỗ cho đến những chuyện lớn thật như con đi lạc v.v. Nếu bạn là người mẹ như thế, sẽ ảnh hưởng đến đứa con mình như thế nào? Hãy xem phân tích và lời khuyên của nhà tâm lý trị liệu Scott Haltman trên trang parent.com
Khi cậu con trai 7 tuổi quên đôi giày của mình ở sân bóng, bà mẹ tròn mắt lên và bực bội” “Lại thế nữa rồi, con bao giờ cũng quên mọi thứ”. Nhưng rồi khi bé cưng ấy gặp một tai nạn nho nhỏ trong nhà bếp, bạn lại hoảng hốt đến bật khóc.
Tác hại của bà mẹ khủng hoảng
Trong một số hoàn cảnh, những phản ứng bột phát cảm xúc như thế là chuyện bình thường, và thậm chí nếu bạn không giải tỏa được như thế thì bạn đến phải đi viện mất. Nhưng nếu bất cứ việc gì cũng khiến bạn bồn chồn, dễ xúc cảm như thế, nếu với tất cả mọi việc lớn hay nhỏ bạn đều không thể kiểm soát và không xếp được nó vào đâu trong bức tranh tổng thể, con của bạn sẽ không thể học được cách ứng phó với những thăng trầm lớn nhỏ của cuộc sống sau này như thế nào. Nhà tâm lý trị liệu Scott Haltzman, tác giả cuốn sách The secrets of happy famylies: Eight keys to building a lifetime of connection and contentment đã cảnh báo như thế.
Thật khó khăn cho con để hiểu được đâu là phản ứng thích đáng và đâu là sự thái quá, phức tạp hóa, trầm trọng hóa vấn đề lên, khi mà bạn cứ thường xuyên lên giọng và cường điệu mọi thứ bằng những cụm từ như “Con không bao giờ…” hay “con khi nào cũng…”
Bởi vậy, có thể rồi có lúc con bạn cũng sẽ nói “Mẹ thật chẳng công bằng gì cả! Mẹ là người mẹ tệ nhất trên đời này!” khi bạn không cho con ăn kem trước khi đi ngủ. Một ảnh hưởng tiêu cực rất nghiêm trọng khác là khi con thực sự gặp vấn đề, con có thể sẽ đóng kín cánh cửa không chia sẻ với bạn bởi chính cách giao tiếp của bạn hằng ngày.
Thay đổi thói quen của bạn
Khi có vấn đề gì đó, hãy xếp nó vào một bảng mức độ với phạm vi từ 1 đến 10, trong 1 là tình huống ở mức độ khó chịu (ví dụ cậu con trai 6 tuổi để cái áo của nó nhầm chỗ) và 10 là tình huống xếp vào mức độ khẩn cẩp (ví dụ em bé dưới 2 tuổi của bạn bị kẹt ngón tay vào cửa xe).
Còn bây giờ, hãy hạ quyết tâm để không trở thành một bà mẹ luôn tạo kịch tính đối với tất cả mọi chuyện không hay – những chuyện mà xét về mức độ bức bách mới chỉ ở mức dưới 8. “Mới đầu, bạn có thể cảm thấy như mọi thứ đều ở mức 20, nhưng theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng có sự khác biệt giữa những sự kiện này” Bác sĩ Halrman nói.
Theo Hoài Phương - Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]