Phạt con không nhất thiết phải nghiêm khắc. Ảnh minh họa: Internet.
Cậu con trai thì rời bàn ăn buổi sáng mà chẳng thèm thu dọn bát ăn của mình, thậm chí sau khi bà mẹ đã đề nghị một cách rất nhẹ nhàng (tất nhiên thỉnh thoảng là trong sự giận dữ) rằng hãy để nó vào bồn rửa bát. Cô con gái tuổi teen thì phòng khi nào cũng bầy bừa, và bạn phải vò đầu bứt tai tự hỏi là tại sao nó không dọn ít nhất là cái phòng của mình?
Có cách nào để các ông bố bà mẹ thiết lập và duy trì kỷ luật mà không, hoặc hạn chế tối đa những cảm xúc tiêu cực hay nói cách khác là làm hỏng tâm tính của mình hay không? Tại sao kỷ luật cứ phải nghiêm khắc? Sao không thử một số cách sáng tạo, hài hước, thậm chí đôi khi còn buồn cười và kỳ quặc khiến con bạn nhớ thật lâu?
Cất nó đi
Một cặp vợ chồng chia sẻ câu chuyện về việc giường ngủ của cô con gái chẳng bao giờ được thu dọn. “Chắc là con chẳng cần đến chăn ga gối đệm đâu nhỉ?”, Laura Rencher, mẹ của ba đứa trẻ nói với con gái như thế. Ngày hôm sau, Toàn bộ chăn ga gối đệm trong phòng cô con gái biến mất. Cô bé phải tìm một cái túi ngủ và ngủ trong đó cho đến khi, không thể kiên nhẫn hơn được nữa, cô bé phải hỏi xin mẹ những thứ bị tịch thu. Giường ngủ của cô bé được thu dọn thường xuyên từ đó.
Một người bố lại gặp rắc rối với việc không làm sao nhắc cho con nhớ được tắt bóng đèn khi rời phòng. Người bố sáng tạo đó bèn gỡ hết bóng đèn ra khỏi các ổ bóng trong nhà. Và bọn trẻ sau đó phải mang bóng đèn đi khắp nhà gắn vào các ổ điện. Rắc rối của ông bố chấm hết từ đó.
Hình phạt vận động thể chất
Mục đích của các bố mẹ khi tìm hình phạt không phải là việc gì quá nặng nề, nghiệt ngã, mà chỉ không dễ chịu đủ để bọn trẻ phải nhớ. Trong nhà tôi, chống đẩy là một loại hình phạt như thế. Tội quấy phá thì bị phạt 20 lần chống đẩy. Và nếu không làm đúng thì con số sẽ tăng lên nữa. Bạn phải để mắt đến lũ trẻ khi chúng thi hành hình phạt này.
Mấy người bạn tôi lại có một trò khác cho lũ trẻ mắc lỗi là ngồi xổm và đứng dậy. Một số gia đình lại dùng cách phạt lũ trẻ phải đạp xe lòng vòng một khoảng bao nhiêu đó. Những đứa trẻ sẽ không bị phạt quá lâu, nhưng cũng đủ mệt lử để lần sau không quậy phá hay gây lỗi nữa.
Chuyển đánh nhau thành đùa vui
Lớn lên trong một gia đình có 10 anh chị em, tôi thường xuyên tranh giành cãi cọ với chị gái. Bố mẹ tôi cũng vậy. Rất nhiều cuộc tranh cãi đã vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng khi bắt đầu có dấu hiệu đánh nhau thì ngay lập tức bố mẹ tôi lôi cái găng tay boxing ra. Các bên tham chiến chuyển sang tư thế chiến đấu, và cuộc tranh cãi trở thành một trận đấu boxing vui vẻ.
Có nhà lại xử lý theo cách, những người đánh nhau sẽ bị phạt phải đứng hai phía ngược nhau của cửa kéo hoặc cửa sổ và lau chùi nó. Việc cứ phải nhìn vào mặt “đối thủ” vừa đánh nhau sát gần như thế qua cửa kính khiến bọn trẻ không chịu đựng được và sớm bật cười.
Một kiểu phạt khác mà chúng tôi nghe được là bắt bọn trẻ phải ôm đứa kia trong vòng mấy phút. Thật khó mà nổi giận tiếp được với người mà bạn vừa ôm lâu thế.
Theo Hoài Phương - Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]