Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Tuy nhiên, ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá khác.
Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm.
Chắc chắn bạn phải giúp con bỏ thói quen mút tay. Tuy nhiên nếu bạn can thiệp quá sớm, không đúng cách hoặc cố can thiệp trong những hoàn cảnh bất lợi thì có thể gây nên tác dụng ngược.
Khi trẻ mút tay mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp con:
1. Khiến bé chú ý đến đồ vật khác
Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.
2. Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè
Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.
Mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay giúp con từ bỏ thói quen.
3. Hỏi bé về hành vi mút tay
Không nên trách mắng bé mà thay vào đó, bạn nên gợi ý để bé hiểu, bé đã lớn (lúc bé không cần đóng bỉm, uống sữa trong bình sữa hoặc ngồi trên chiếc ghế riêng) với kết luận “Con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”.
Nếu bé chưa nhận là mình lớn và cần "cai" mút tay, bạn không nhất thiết phải tranh cãi với bé, thay vào đó, bạn chuyển sang phương pháp khác giúp bé "cai nghiện".
4. Cho bé xem những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn
Với bé lớn hơn (4 tuổi), bạn có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn. Sau đó, bạn giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau.
5. Tìm hiểu tâm tư tình cảm của con
Tìm hiểu tâm tư tình cảm của con xem trẻ có gặp khó khăn gì không. Nên gần gũi để trẻ không cô độc, khích lệ lòng tự hào của trẻ. Nếu thấy khó khăn trong việc “cai” mút tay cho con, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
6. Khen ngợi sự thay đổi của bé
Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.
Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần thưởng nho nhỏ để động viên.
Hầu hết trẻ tự dừng thói quen mút tay ở độ tuổi từ hai đến bốn tuổi. Một số bé có thể duy trì thói quen này lâu hơn, nhưng khi bị các bạn cùng lớp trêu ghẹo, bé sẽ tự động bỏ.
Khi phát hiện có những tổn thương tại ngón tay, loét miệng hay có vấn đề răng miệng và phát âm; hoặc ở trẻ đã bốn tuổi vẫn còn thích mút tay… thì nên đưa trẻ đến khám bệnh để được trị liệu kịp thời.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]