Nếu không có lòng biết ơn, con sẽ luôn vòi vĩnh và không biết trân trọng những gì mình có. Ảnh: Internet.
Claire Lerner, chuyên gia thuộc tổ chức phi lợi nhuận Zero to Three cho biết. “Nuôi dưỡng lòng biết ơn ở trẻ là một quá trình liên tục và kéo dài”. Vicki Hoefle – giám đốc chương trình Parenting on Track ở Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này: “Bạn cảm thấy thật tuyệt khi nuôi dạy một đứa con 5 tuổi biết trân trọng mọi thứ, nhưng bạn còn thấy hạnh phúc hơn khi đến 35 tuổi con mình vẫn là người như vậy”.
Có những đứa trẻ, do được bố mẹ quá nuông chiều mà trở nên vòi vĩnh, không trân trọng những gì mình đang có. Dưới đây là những tình huống điển hình và cách ứng xử để dạy con lòng biết ơn.
Con đòi mua nhiều đồ chơi cũng có thể là một tình huống để dạy con về lòng biết ơn. Ảnh: Internet.
Nếu gia đình đang ở thời kỳ khó khăn, hãy cho con biết. Hãy thẳng thắn với con, nhưng nhớ nói một cách đơn giản, đừng khiến con lo lắng hay sợ hãi. Ví dụ, thay vì nói rằng: “Cha có thể mất việc, do đó chúng ta phải cắt giảm chi tiêu”, hãy nói rằng “Sẽ không có thay đổi lớn nào cả, nhưng chúng ta sẽ phải chờ tới năm sau mới có thể đi nghỉ và chúng ta sẽ phải hoãn lại việc mua xe đạp mới cho con”.
Như vậy, con sẽ hiểu và chấp nhận.
Chiến thuật lâu dài: Giúp con hiểu rằng mỗi món quà đều thể hiện tấm lòng của người tặng chứ không phải một hình thức gia tăng của cải vật chất. Để làm được điều này, mỗi khi con nhận được một món quà, hãy giúp con hiểu được tâm tư tình cảm của người tặng.
Ví dụ, nếu một người bạn cùng lớp tặng con một chiếc vòng, hãy nói rằng: “Ồ, bạn í còn nhớ rằng con thích chiếc vòng này. Cô bé còn chọn đúng màu con thích nữa, chắc hẳn phải mất cả tiếng đồng hồ đấy. Thật là tuyệt”. Làm như vậy nhiều lần và con sẽ hiểu rằng ý nghĩa mỗi món quà, chứ không phải số lượng quà mới là điều quan trọng.
Con được tặng quà này nhưng lại nhăn mặt đòi quà khác. Ảnh: Internet.
Khi tình huống khó xử xảy đến, bạn cũng có thể can thiệp, xoa dịu bầu không khí căng thẳng và làm mẫu cho con thấy phản ứng nên có: “Ồ, bác thật chu đáo. Bác vẫn còn nhớ là hồi bé con thích thú bông cơ đấy!”. Mẹo nhỏ dưới đây hữu hiệu dù con bạn đang ở độ tuổi nào: nếu con nhận được món quà mà nó đã có, bạn có thể nói: “Tuyệt thật, đó là đồ chơi ưa thích của con”.
Bạn cũng có thể hướng dẫn những điều con nên nói khi nhận được quà, Bette Freedson thuộc tổ chức National Association of Social Workers (Mỹ) cho biết. Khi nhận quà, con có thể nói những câu đơn giản như: “cháu xin bác, cháu thích lắm” hoặc có thể lựa ra đặc điểm mà con thích nhất để khen ngợi: “Chiếc chăn này mềm thật đấy”.
Chiến thuật lâu dài: Trước những dịp được tặng quà, hãy giải thích rằng có thể con sẽ nhận được món quà mà con không thích. Tuy nhiên, việc thể hiện lòng biết ơn vẫn vô cùng quan trọng. Nhắc cho con nhớ rằng mọi người phải tốn nhiều công sức mới tìm được món quà ưng ý để tặng con. Bạn có thể ngầm giao ước một tín hiệu bí mật để nhắc con nói “cảm ơn”. Khi bạn thấy con có vẻ không thích món quà, hãy vỗ tay và nói “Món quà này thật tuyệt” để nhắc con nhớ cách cư xử.
Tình huống 3: Bạn đi mua đồ mà con cứ nhõng nhẽo đòi mua một món gì đó
Cách xử lý ngay lập tức: Trước khi đi mua sắm, hãy nhắc con nhớ mục đích của chuyến đi, chẳng hạn như để mua quà cho anh em họ của con. “Hãy để con tham gia vào việc này. Hỏi con xem em thích những món đồ gì và chúng ta nên mua món đồ nào. Như vậy, con sẽ cảm thấy hào hứng dù đi mua đồ cho người khác”, Lerner cho biết. “Đồng thời, hãy nói rõ rằng bạn sẽ không thể mua món đồ nào cho con cả. Sau đó, nếu con xin mua đồ khi đã đến cửa hàng, bạn có thể nhắc con nhớ những gì hai mẹ con đã nói trước đó.
Bạn cũng có thể an ủi con bằng những câu nói như: “Mẹ biết rất khó khăn khi con không được mua món đồ nào lúc vào cửa hàng, nhưng đó là quy tắc. Giờ thì mẹ cần con giúp tìm một món đồ gì đó cho Jane”. Dĩ nhiên, điều đó không đủ để ngăn con tiếp tục nhõng nhẽo. Vì vậy, bạn cần phải thật cứng rắn. Nếu bạn nhân nhượng và mua cho con dù chỉ một món quà nhỏ, những đứa trẻ sẽ ngầm hiểu rằng một khi nằn nì trong thời gian dài, chúng sẽ đạt được mục đích.
Chiến thuật lâu dài: Đừng dành toàn bộ thời gian của gia đình vào việc mua sắm. Như vậy, con sẽ không hiểu lầm rằng mua đồ là việc cần phải làm trong thời gian rảnh rỗi. Thay vì đi mua sắm, hãy đưa con tới thư viện, bể bơi hoặc công viên. Con sẽ nhận ra rằng những trải nghiệm mới mẻ thậm chí còn thú vị hơn việc mua sắm.
Con cần biết cảm ơn khi được tặng quà. Ảnh: Internet.
Chiến thuật lâu dài: Hãy làm gương cho con. Khi con im lặng, bạn hãy tiến tới và nói lời cảm ơn (ít nhất cho tới khi con lớn lên và hiểu được những tín hiệu nhắc nhở của bạn). Trong cuộc sống thường ngày, bạn nên gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ bạn, dù là nhân viên cửa hàng, người thay bình ga hay bác lao công. Có thể bạn cho rằng con không để ý tới những chuyện nhỏ như vậy, nhưng sự thực thì ngược lại.
Tình huống 5: Bạn từ chối mua đồ cho con, con phàn nàn rằng những người bạn ở trường đều có món đồ đó
Cách xử lý ngay lập tức: Bạn nên thông cảm với sự thất vọng của con, tuy nhiên cũng nên nhắc con nhớ rằng trong xã hội còn nhiều người thiếu thốn. Làm sao để làm được điều đó? Theo Lerner, khi được 3 tuổi, trẻ cần được động viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện.
Chiến thuật lâu dài: Hãy để con có cơ hội tiếp xúc với những người thuộc những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Là cha mẹ, chúng ta thường muốn con tránh gặp những người khốn khó, nhưng việc để con hiểu rằng chúng may mắn như thế nào là vô cùng quan trọng. Vì vậy, lần sau nếu bạn nhìn thấy một người vô gia cư, đi qua một trại trú ẩn hay đọc tin về một gia đình nghèo, hãy hỏi con những câu như: “Con nghĩ rằng người đàn ông đó ngủ ở đâu?” hoặc “Con có tưởng tượng sẽ thế nào nếu không có một mái nhà để trú ẩn?” Điều đó sẽ giúp con thêm đồng cảm với những người khác. Có thể sau đó, bạn sẽ là người ngạc nhiên và hài lòng trước những hành động hào hiệp của con.
Theo Ngọc Khanh - yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]