Ảnh minh họa: Internet
“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu …?”
Theo Kylie Bell thuộc tổ chức Mindchamps, “Khi đọc, hãy hỏi trẻ những câu hỏi cụ thể, điều này sẽ giúp trẻ thực sự tham gia vào quá trình đọc, đồng thời kích thích trí sáng tạo, tư duy và mở rộng vốn từ vựng”. Ví dụ, trước khi đọc, bạn có thể đặt câu hỏi: “Bức tranh ở bìa cho chúng ta biết điều gì?”
Khi trẻ bắt đầu đọc truyện, bạn có thể đặt nhiều câu hỏi hơn, chẳng hạn như “Con nghĩ tiếp theo sẽ xảy ra điều gì?” hoặc “Mẹ tự hỏi tại sao …?” Sau khi con đã đọc xong, hãy thảo luận với con bằng cách đặt ra các kịch bản khác nhau: “Điều gì sẽ xảy ra nếu …?”, “Câu chuyện này còn khiến con nghĩ tới điều gì nữa?”, “Nếu con được viết đoạn kết, con sẽ viết như thế nào?”, “Con thích phần nào nhất?” Thảo luận về các chủ đề trong truyện sẽ củng cố hiểu biết về những gì trẻ đã đọc mà không khiến trẻ cảm thấy như mình đang bị tra khảo, thẩm vấn.
Nguyên tắc 3 giây
Khi đặt câu hỏi cho con trong cuộc thảo luận, nhớ đừng nhảy vào và nêu ý kiến của bạn trước khi con kịp phản ứng. “Hãy chờ 3 giây để trẻ có thời gian suy nghĩ”, Kylie nói thêm. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai, điều quan trọng là quá trình động não suy nghĩ.
Hình dung
Hãy truyền cảm hứng để trẻ có thể hình dung trong tâm tưởng những điều vừa đọc. Điều này sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng của trẻ. Hoặc bạn có thể để con vẽ hoặc cắt dán những khung cảnh có trong truyện.
Diễn tả câu chuyện
Những câu chuyện có thể khơi gợi rất nhiều cảm xúc. Trước tiên, hãy giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng cách để trẻ đọc to truyện. Làm vậy sẽ giúp trẻ nhận biết các nhân vật và biến việc đọc thành một trải nghiệm tương tác. Để có hiệu quả tốt hơn, hãy để trẻ diễn đạt câu chuyện qua nét mặt, cử chỉ, chuyển động tay và hành động. Có thể khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện bằng các đạo cụ, như vậy trẻ sẽ thấy thú vị hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng trẻ viết hoặc kể một phiên bản khác của câu chuyện.
Đọc sách nhiều thể loại
Hãy để trẻ đọc sách ở những chủ đề và thể loại khác nhau. Điều này giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết, mở rộng vốn từ và trí tưởng tượng.
Xem phim chuyển thể từ truyện
Hãy cho trẻ đọc sách sau đó xem phim hoặc ngược lại. Được thấy những trang sách trở nên sống động trên màn ảnh là một động lực rất lớn, mang đến cho trẻ cảm giác thích thú. Tiếp đó, hãy cùng trẻ thảo luận xem bộ phim và quyển sách, phiên bản nào hay hơn hoặc chúng khác nhau như thế nào.
Biến việc đọc sách thành một trò chơi
Bạn có thể đề nghị con chọn những từ có vần điệu rồi làm một đoạn thơ hoặc chơi đố chữ dựa vào các nhân vật hay đoạn ưa thích trong truyện.
Gia nhập câu lạc bộ đọc sách
Khi tham gia câu lạc bộ, trẻ sẽ được gặp những người khác để chia sẻ quan điểm, ý kiến, biết về những quyển sách, tác giả và thể loại sách mới. Việc có thể thảo luận cùng những người có cùng sở thích sẽ giúp trẻ thêm tự tin và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Ghi lại những từ mới
Điều này sẽ củng cố những gì trẻ đã được đọc. Hãy hướng dẫn trẻ viết những từ mới hoặc từ lạ vào một quyển sổ. Ban đầu, để trẻ tra nghĩa những từ này trong từ điển rồi yêu cầu trẻ viết nghĩa mình hiểu, cuối cùng là đặt câu với từ này. Việc đọc sẽ càng thú vị và có ích khi vốn từ vựng của trẻ được mở rộng.
Theo Ngọc Khanh - Yeutretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]