Các đại biểu tham dự hội thảo.
Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Giáo dục khuyết tật ở nước ta đã qua một chặng đường dài và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, giúp trẻ khuyết tật ngày càng được phát triển bình đẳng, toàn diện hơn.
Quy mô giáo dục trẻ khuyết tật ngày càng được mở rộng, các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho trẻ khuyết tật học tập ngày càng được tăng cường; các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và bước đầu tạo ra nguồn lực hiệu quả cho giáo dục trẻ khuyết tật.
Hệ thống văn bản pháp quy được ban hành và ngày càng hoàn thiện; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện có hiệu quả…
Chia sẻ về những khó khăn, ông Nguyễn Đức Hữu cho biết: Nhận thức của xã hội hiện nay về sự phát triển của trẻ khuyết tậ và tầm quan trọng của giáo dục trẻ khuyết tật chưa cao ; hệ thống dịch vụ hỗ trợ chuyên môn còn yếu, chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt, đội ngũ các cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ít về số lượng và yếu về chất lượng đội ngũ; năng lực của các cơ sở đào tạo về giáo dục trẻ khuyết tật còn nhiều bất cập.
Theo đó, để đạt được mục tiêu về giáo dục trẻ khuyết tật, công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Đồng thời, phát triển hệ thống dịch vụ, hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng cho giáo dục trẻ khuyết tật ; hoàn thiện hệ thống văn bản và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục trẻ khuyết tật; tăng cường ngân sách, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho giáo dục trẻ khuyết tật; tăng cường sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và hợp tác quốc tế…
Cần lưu ý cần chú trọng và ưu tiên các vị trí việc làm đối với những người khuyết tật được đào tạo trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng.
Hàng năm, nhà nước bố trí ngân sách thích hợp để thực hiện chính sách đối với trẻ khuyết tật như học bổng, sách giáo khoa, tài liệu trang thiết bị… ; với giáo viên trực tiếp dạy học trẻ khuyết tật như chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, phụ cấp ưu đãi…
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi hướng đến chủ đề trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, đó là: Đánh giá trẻ khuyết tật học tập và khuyết tật trí tuệ; can thiệp, giáo dục và hỗ trợ trẻ khuyết tật; đào tạo bồi dưỡng giáo viên; phúc lợi xã hội cho trẻ khuyệt tật học tập, khuyết tật trí tuệ…
Theo Giaoducthoidai
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]