Tên Cửu Phần trong tiếng Hoa có nghĩa là “Chín phần”. Tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết ban đầu có 9 gia đình sống ở ngôi làng này, do hệ thống giao thông vận tải vùng núi lạc hậu, thô sơ, việc đi lại mua bán khó khăn nên cứ gia đình nào ra ngoài mua sắm cũng mua nhiều đồ về để chia cho 8 gia đình còn lại. Vào cuối thế kỷ 18, nơi này phát hiện ra mỏ vàng và trở nên cực kỳ phát triển, rạp chiếu phim đầu tiên của Đài Loan – Rạp Thăng Bình cũng được xây dựng ở đây. Tuy nhiên sau năm 1950 lượng vàng sa khoáng giảm đi, việc khai thác cũng bị tụt dốc.
Ngày nay, từ những công trình kiến trúc cổ và những phòng trà dọc phố Cửu Phần, khách du lịch vẫn có thể cảm nhận thấy được sự phồn thịnh thời kỳ đó. Men theo những mê lộ bậc thang và các con đường đi bô quanh co, du khách sẽ mải miết khám phá khu phổ cổ chẳng biết chán. Đặc biệt, khi trời tối, các ngôi nhà đều thắp đèn lồng đỏ càng làm quang cảnh phố cổ thêm lung linh tuyệt đẹp.
♦ Must see: Bảo Tàng Vàng tại chính nhà máy mỏ vàng cũ, Thác Nước Vàng, biển Âm Dương (Yin Yang) và những tảng đá nghệ thuật tự nhiên tại Nanya.
♦ Ẩm thực: thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng bán dọc phố cổ như khoai môn viên, bánh khoai môn, bánh Chao-a-koe, cá viên…
Chợ đêm Sĩ Lâm vốn là bến phà giáp sông Cơ Long, khi đó những sản phẩm nông sản của Sĩ Lâm hay hàng hóa từ Vạn Hóa, Đại Đạo Trình đều được giao dịch tại đây. Được thành lập và phát triển từ năm 1909 đến nay, Sĩ Lâm trở thành một trong những chợ đêm quy mô nhất thành phố Đài Bắc.
♦ Top tips: Chợ Sĩ Lâm nằm trên đường Đại Đông, quận Sĩ Lâm. Chợ chia làm 2 khu vực: khu ẩm thực và khu hàng hóa. Khu hàng hóa với rất nhiều mặt hàng đa dạng và giá cả phải chăng như quần áo, mũ nón, giày dép, phụ kiện tóc, đồ chơi cho trẻ em, đồ điện tử, đồ dùng gia đình… Khu ẩm thực thì vô số đồ ăn vặt ngon và lạ mắt. Ngoài hoạt động mua sắm ăn uống, du khách tới chợ đêm Sĩ Lâm còn có thể tham gia các trò chơi điện tử giải trí, hát karaoke hoặc massage truyền thống. Chợ mở cửa rất muộn tới khoảng 4-5h sáng.
♦ Ẩm thực: Ngoài những món ăn đặc sắc của Sĩ Lâm như bánh lớn bọc bánh bẻ, mực tươi xòa, xúc xích lớn… chợ còn có những món ăn độc đáo mọi miền Đài Loan.
Khu chợ đêm đường Nhiêu Hà là một trong những chợ đêm lâu đời nhất tại quận Tùng Sơn, thành phố Đài Bắc. Chợ nằm trên đường Nhiêu Hà, gần nhà ga Tùng Sơn. Dọc con đường dài khoảng 600m này có hơn 140 hàng rong và hơn 400 cửa hàng. Buổi tối, các cửa hàng giăng mắc các loại đèn đủ màu sắc làm cả con đường sáng rực dù đó là nửa đêm. Ngoài ra, chợ đêm Nhiêu Hà còn có một linh vật biểu tượng là “con cú”, có nghĩa là sôi động và nhiệt tình vào ban đêm, giống như phong cách sống của các chủ quán ở nơi đây.
♦ Top tips: Chợ đêm Nhiêu Hà tự hào với nhiều món ăn ngon hấp dẫn, đáp ứng vị giác của mọi thực khách, dù khó tính nhất. Ngoài việc thưởng thức các món ngon, mua sắm ở khu chợ đêm này cũng rất thú vị.Du khách tới đây có thể mua sắm tại đây đủ mọi thứ từ quần áo, điện thoại di động đến những vật dụng hàng ngày. Nếu bạn muốn mua quà lưu niệm cũng có thể tìm mua các vật dụng hay đồ trang trí làm bằng tre theo kiểu truyền thống Đài Loan, khăn tay, khăn choàng thêu tay đặc trưng.
♦ Must see: Hướng Đông, phía cuối đường Nhiêu Hà là ngôi đền Từ Hựu nổi tiếng.
♦ Ẩm thực: Nổi bật với hải sản tươi ngon, du khách có thể mua tươi sống và yêu cầu chế biến ngay tại chỗ.
Quận thương mại Tín Nghĩa là khu mua sắm sôi động nhất của thành phố Đài Bắc. Tại đây có rất nhiều cửa hàng bách hóa, nhà hàng cao cấp, khách sạn quốc tế 5 sao như Grand Hyatt, W, Le Meridient Taipei….Bạn ngày, khu thương mại Tín Nghĩa là trung tâm tài chính thương mại với nhịp sống nhanh, ban đêm lại trở thành nơi thư giãn, giải trí đa sắc màu của thành phố, do đó còn có tên gọi là “Manhattan của Đài Bắc”.
Hình ảnh tiêu biểu cho khu vực này là tòa tháp Taipie 101. Đây là tòa cao ốc 101 tầng với độ cao 508m, từng là tòa tháp cao nhất thế giới. Hình dạng của tòa tháp được lấy cảm hứng từ cây tre trăm đốt sừng sững vươn cao, tượng trưng cho sức sông vô biên. Tại đây, bạn có thể đi cầu thang máy nhanh nhất thế giới và hưởng thụ cảm giác “bay” từ mặt đất lên tận mây xanh chỉ trong 37 giây. Tại Đài quan sát 360 độ ở tầng 89, bạn có thể quan sát toàn cảnh thành phố về đêm lung linh huyền ảo khiến bất cứ ai từng đến đều không ngớt lời ca ngợi. Giá vé lên đài quan sát là 600TWD (440.000VND/người lớn), 540TWD (396.000VND)/trẻ em trên 1,15m và sinh viên, miễn phí đối với trẻ em dưới 1,15m.
♦ Ẩm thực: Thưởng thức hương vị ẩm thực Đài Loan đặc trưng hay ẩm thực nhiều nơi trên thế giới tại vô số các nhà hàng rải rác trong quận hoặc trong các khách sạn cao cấp, các khu trung tâm thương mại sầm uất.
Trước đây, nơi này nằm ở phía dưới cầu Quang Hoa, giữa đoạn 1 và đoạn 2 đường Bát Đức, là trung tâm mua sắm đầu tiên của Thành phố Đài Bắc. Sau khi cầu Quang Hoa bị dỡ bỏ, các chủ doanh nghiệp dời tới Tòa nhà công nghệ thông tin Đài Bắc gần đó, biến khu vực lân cận thành khu mua sắm các linh kiện và sản phẩm công nghệ thông tin rộng lớn. Hiện nay, Trung tâm điện tử Quang Hoa là trung tâm mua sắm đồ công nghệ lớn nhất toàn Đài Loan, thường được ví với Akihabara Tokyo của Nhật Bản.
♦ Top tips: Địa chỉ: số 8, đoạn 3, Đường cao tốc Civic Blvd, quận Trung Chính, Đài Bắc. Trung tâm thương mại với quy mô sáu tầng với các gian hàn nằm sát nhau, kinh doanh đủ mọi mặt hàng công nghệ: điện thoại di động, máy ảnh, máy tính bảng, phụ kiện điển tử… của mọi thương hiệu. Ghé thăm trung tâm điện tử Quang Hoa, du khách có thể mua được bất kỳ sản phẩm công nghệ nào, dù là phiên bản giới hạn. Giờ mở cửa từ 10h-21h hàng ngày.
♦ Ẩm thực: Nhà hàng Subway và Veggie meal ở ngay trong trung tâm Quang Hoa. Hoặc xung quanh trung tâm này cũng có vô số cửa hàng ăn uống phong phú.
Nằm ở phía tây thành phố Đài Bắc, Tây Môn Đình là khu phố cổ do người Nhật xây dựng như một ốc đảo mua sắm, giải trí. Sau một thời gian khó khăn, khu vực này bùng nổ trong hai thập kỷ qua thành một quận thời trang trẻ có đặc điểm tương tự như quận Shibuya nổi tiếng của Tokyo. Trên đường phố, vô số các cửa hàng từ hào nhoáng tới bình dân: quần áo, trang sức, truyện tranh, trò chơi kỹ thuật số, rạp chiếu phim, khu vui chơi igiar trí ngoài trời miễn phí với các buổi hòa nhạc vào cuối tuần và các ngày lễ. Thực sự đây là thiên đường cho các “tín đồ shopping”, tản bộ dọc theo con đường Tây Môn Đình, du khách có thể tìm thấy tất cả những món đồ, sản phẩm yêu thích xuất xứ từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả các nước phương Tây.
♦ Must see: The Red House; Công Viên Rạp Chiếu Phim Đài Bắc.
♦ Ẩm thực: Khu ẩm thực với nhiều món ăn địa phương đặc sắc như bánh tráng gạo, bún bò, bánh bao chiên, trứng ốp sò, trà sủi bọt…
Khu vực này nằm cạnh bến tàu Tùng Sơn, Ngũ Phân Phố là trung tâm kinh doanh may mặc và thị trường bán buôn quần áo lớn nhất toàn Đài Bắc. Vào đầu thời kỳ nhà Thanh, có 5 người họ Hà, Chu, Thẩm, Đỗ, Lý cùng đến nơi này khai hoang lập nghiệp, hình thành tên gọi “Ngũ Phân Phố” (5 cửa hàng) từ đó.
♦ Top tips: Với khoảng 1000 cửa hàng thời trang và phụ kiện, du khách tới đây có thể tìm thấy tất cả các loại trang phục, từ quần áo nam, nữ, đồ bầu, đồ sơ sinh, đồ trẻ em, thậm chí là trang sức, phụ kiện cho chó mèo… Đặc biệt đây còn là địa điểm lý tưởng cho những người chuyên săn lùng đồ hạ giá. Giờ mở cửa từ 11h – 24h từ thứ Hai đến thứ Bảy và 11h – 11h ngày Chủ Nhật.
Bình Khê là một thị trấn nhỏ cổ xưa mang nét hoài niệm với tuyến đường sắt cắt ngang thị trấn và sông. Thời xa xưa, vùng núi xa xôi hẻo lánh Bình Khê gặp nhiều khó khăn trong việc giao lưu với thê giới bên ngoài, thỉnh thoảng lại gặp đạo tặc hoành hành, vì vậy dân trong làng thường đốt đèn trời làm tín hiệu liên lạc, tập tục đó được lưu truyền đến tận ngày nay, trở thành hình thức cầu phúc của người dân địa phương.
Vào dịp Lễ hội đèn trời quốc tế Bình Khê hàng năm, thị trấn Bình Khê tổ chức các hoạt động thả đèn trời cầu phúc, thu hút hàng chục nghìn du khách khắp nơi đổ về tụ họp.Mọi người sẽ viết mong muốn của mình lên những chiếc lồng đèn giấy và thả lên bầu trời.Hình ảnh hàng vạn chiếc đèn nhẹ nhàng bay trên bầu trời tạo nên ấn tượng khó quên với du khách.
♦ Top tips: Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, các doanh nghiệp đã thành lập những trung tâm dạy làm đèn trời, giúp khách du lịch có thể tự làm và thả đèn cầu phúc cho người thân và bạn bè mình. Giá đèn lồng khoảng 150-200TWD (110.000-147.000VND)/chiếc tùy màu sắc trang trí.
♦ Ẩm thực: Các quán ăn nằm rải rác trong thị trấn như: Khu ẩm thực Xigu, Cửa hàng ăn nhanh Minh Dương, Cửa hàng ăn nhanh Hân Như, Quán mỳ Hồng Quy, Quán ăn A Chân…
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]