Nói tới món ăn Nhật là cả một sự tinh túy, tỉ mỉ… mà hiếm quốc gia nào có được. Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc "tam ngũ": ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Đối với du khách hay người dân Nhật thì những món ăn bày bán trên phố cũng vô cùng tuyệt vời bởi chúng luôn tươi ngon và được nấu chín. Do không có chỗ để nên hầu hết những loại đồ ăn này đều được xiên trên que tre hay được đựng trong những chiếc nón giấy xinh xắn. Những quầy bán hàng rong phổ biến trên phố của Nhật Bản được gọi là Yatai. Những Yatai này có quy mô tương tự như một nhà hàng nhỏ và thường xuất hiện phổ biến tại các hội chợ, lễ hội và một số bày bán cố định trên phố tại những khu vực đông đúc dân cư, khách du lịch, dân công sở… có nhu cầu ăn đêm. Các Yatai sẽ được mở từ khoảng 6 giờ chiều đến 2 giờ sáng, trừ những khi thời tiết rất xấu. Một số cửa hàng đóng cửa một ngày trong tuần và việc chọn ngày đóng cửa tùy thuộc vào từng quầy, có thể là vào ngày chủ nhật. Tại một số cửa hàng đông khách, bạn có thể sẽ phải đợi để được phục vụ.
Các Yatai luôn có diện tích để 8-15 khách ngồi thưởng thức đồ ăn. Với người Nhật vừa đi vừa ăn trên đường phố là thô lỗ và bất lịch sự bởi vậy tất cả các nhà hàng, thậm chí quầy hàng nhỏ cũng đều có chỗ để khách hàng có thể thưởng thức bữa ăn của họ. Khi những quầy hàng không còn chỗ, thực khách sẽ phải tự tìm ghế đá hay chỗ nào đó để ngồi ăn chứ không vừa đi vừa "nhồm nhoàm" trên phố. Hành động này khiến du khách tự biến mình thành những Baka Gaijin (kẻ ngớ ngẩn) tại Nhật vì không chịu nghiên cứu văn hoá bản địa trước khi "xách balo lên và đi".
Đối với du khách hay người dân Nhật thì những món ăn bày bán trên phố cũng vô cùng tuyệt vời bởi chúng luôn tươi ngon và được nấu chín. Do không có chỗ để nên hầu hết những loại đồ ăn này đều được xiên trên que tre hay được đựng trong những chiếc nón giấy xinh xắn. Những quầy bán hàng rong phổ biến trên phố của Nhật Bản được gọi là Yatai. Những Yatai này có quy mô tương tự như một nhà hàng nhỏ và thường xuất hiện phổ biến tại các hội chợ, lễ hội và một số bày bán cố định trên phố tại những khu vực đông đúc dân cư, khách du lịch, dân công sở… có nhu cầu ăn đêm.
Bên ngoài mỗi quán được trang trí nhiều màu sắc với đèn lồng, có rèm cửa, cả những tấm nilon, bạt che để chắn gió hay mưa lạnh. Mỗi quầy có sức chứa dao động trong khoảng 8-12 người, thoáng nhìn diện tích khá nhỏ song chủ quán khéo léo xếp chỗ, bạn vẫn có thể yên tâm thưởng thức món ngon tại đây. Ở giữa là khu vực của đầu bếp chế biến, xung quanh xếp nhiều ghế sẵn cho khách, trên bàn có đủ các lọ gia vị, đũa xếp gọn gàng.
Các quầy hàng bắt đầu mở cửa từ chiều tối đến khuya, bởi giờ đó, khách du lịch thường tản bộ tham quan thành phố, tối muộn là lúc người Nhật tan sở, đi theo nhóm, quây quần bên những bát mì ramen, xiên thịt nướng nóng hổi, nhâm nhi chén rượu sake và trò chuyện rôm rả.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]