Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng với những món ăn tinh tế, được trình bày công phu cầu kỳ. Xứ sở “hoa anh đào” cũng nổi tiếng là quê hương của nhiều món bánh ngọt, kẹo truyền thống. Trong đó, mỗi chiếc bánh được ví như kiệt tác nghệ thuật trang trí. Với bề dày lịch sử, ẩm thực Nhật nổi danh khắp thế giới bởi sự tinh tế, chú trọng yếu tố ngoại hình và dinh dưỡng.
Wagashi – Bánh của giới thượng lưu Nhật Bản
Wagashi xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.
Nghề làm wagashi phổ biến khắp nước Nhật, các cửa hiệu làm bánh mọc khắp Kyoto cho đến các vùng lân cận. Mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như món tráng miệng kích thích vị giác sau buổi tiệc trà thanh đạm, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc như sự khẳng định đẳng cấp, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại,…
Wagashi được xây dựng trên nền tảng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống Nhật Bản. Từ những điều rất giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã. Tính chất này phần nào phản ánh nét đẹp trong văn hóa tinh thần của xứ anh đào: đề cao cái đẹp và khéo léo biến mọi khía cạnh của đời sống thường nhật – dù là vụn vặt nhỏ bé nhất trở nên đẹp hơn, tinh tế hơn.
Mochi
Với những ai yêu thích đất nước mặt trời mọc nói chung và đặc biệt hứng thú với nền ẩm thực của đất nước này nói riêng, thì có lẽ không còn xa lạ gì với món bánh gạo truyền thống mochi. Đây là một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn (tương tự như bánh dày Việt Nam) nhưng có nhân ngọt bên trong. Thứ nhân truyền thống, phổ biến và được ưa chuộng nhất của món bánh này chính là đậu đỏ.
Với những ai yêu thích đất nước mặt trời mọc nói chung và đặc biệt hứng thú với nền ẩm thực của đất nước này nói riêng, thì có lẽ không còn xa lạ gì với món bánh gạo truyền thống mochi. Đây là một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn (tương tự như bánh dày Việt Nam) nhưng có nhân ngọt bên trong. Thứ nhân truyền thống, phổ biến và được ưa chuộng nhất của món bánh này chính là đậu đỏ.
Giống như giọt nước khổng lồ, nhưng thực ra đây chính là chiếc bánh ngọt độc đáo. Cũng mang tên mochi nhưng bánh không làm từ bột gạo thông thường, mà được chế biến từ nước lấy từ phía nam dãy Alps ở tỉnh Chubu. Với bí quyết đặc biệt, nước đông lại thành giọt khổng lồ, to bằng nắm tay. Bánh mềm mại, sóng sánh, chỉ nên dùng trong vòng 30 phút, có hương vị thanh mát trong lành.
Bánh Matcha
Matcha theo tiếng nhật được hiểu là “trà xanh”, một nguyên liệu không thể thiếu trong các món tráng miệng và thức uống của người Nhật Bản. Matcha là loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến. Và các loại bánh sử dụng nguyên liệu này trong chế biến sẽ được gọi chung là bánh “Matcha”. Bánh có màu xanh đặc trưng của lá trà, không quá ngọt và hương vị thanh khiết. Trong số bánh “Matcha” nổi tiếng phải kể đến Matcha Tiramisu, Yogurt Matcha Cheese. Đặc biệt món bánh Yogurt Matcha Cheese không những thỏa mãn vị ngọt, đắng nhè nhẹ của các tín đồ trà xanh Nhật Bản mà còn phù hợp cho các bạn nữ đang ăn kiêng.
Yokan
Yokan là món tráng miệng làm bằng bột đậu đỏ, thạch và đường. Nó thường có hình dạng khối, và ăn theo từng khối nhỏ. Có hai loại Yokan: Neri yokan và Mizu yokan. “Mizu” có nghĩa là nước và được làm từ rất nhiều nước theo đúng nghĩa của nó. Mizu yokan thường được ướp lạnh và ăn trong mùa hè.
Mặc dù Yokan được tìm thấy ở Nhật Bản, nước ngoài và thường được làm bằng bột đậu đỏ, Yokan làm từ bột đậu trắng cũng tương đối phổ biến. Loại yokan này có sữa và trong đục với hương vị nhẹ hơn so với yokan làm từ bột đậu đỏ. Như vậy, nó có thể thay đổi hương vị và màu sắc bằng cách sử dụng màu trà xanh.
Yokan có thể cho nhân vào như hạt dẻ xắt, hồng, đậu ngọt azuki, trái vải, khoai lang ngọt (Imo Yokan) và một số loại khác. Đường có thể thay thế bằng mật ong, đường nâu sẫm hay đường mật để thay đổi hương vị của yokan. Ngoài ra còn có yokan shio, sử dụng một lượng nhỏ muối.
Bánh trôi Dango
Có một thành ngữ Nhật Bản phổ biến là "Hana yori dango" có nghĩa đen là "dango tuyệt hơn hoa", muốn nói rằng những thứ thực tế thì tốt hơn là những thứ chỉ có vẻ đẹp bên ngoài.
Dango là một loại bánh trôi của ẩm thực Nhật Bản được làm từ bột nếp (mochiko), tương tự như bánh dày Nhật Bản mochi. Bánh này thường được ăn với trà xanh. Đoàn tử được ăn quanh năm, tuy nhiên theo truyền thống mỗi giai đoạn nhất định trong năm sẽ ăn một loại đoàn tử khác nhau. Người ta thường ghim 3, 4 viên đoàn tử vào que tre. Có nhiều loại dango khác nhau, thường được đặt tên theo mùa, hay lễ hội nào mà người ta ăn nó.
Dorayaki
Là một thứ bánh cổ truyền Nhật Bản. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ truyện Doraemon đình đám và đặc biệt có cảm tình với chú mèo máy cùng tên thì hẳn các bạn luôn luôn nhớ món ăn ưa thích của chú ta. Đó là chiếc bánh rán Dorayaki. Chỉ cần đem bánh ra “nhử” thì Doraemon sẽ mê tít và… mất cảnh giác ngay. Vậy, chiếc bánh đó là gì mà lại có nhiều ma lực đến thế?
Bánh cá Taiyaki
Taiyaki trong tiếng Nhật có nghĩa là “bánh nướng cá tráp”, một loại cá nước mặn rất thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Nhật. Đúng như cái tên, Taiyaki nổi tiếng với hình dạng con cá cùng những vệt vẩy rõ nét trên thân bánh. Trong khi đó thì nhân bánh được làm từ mứt đậu đỏ, thơm và ngọt dịu cộng với cách thức chế biến khiến nó được coi là loại bánh anh em của Dorayaki. Hầu hết với các món ăn phổ biến thì người ta rất khó để xác định thời điểm xuất hiện của nó. Riêng với Taiyaki, lịch sử ghi lại sự xuất hiện của món bánh nướng này là vào năm 1909 tại một hiệu bánh ngọt tên là Naniwaya ở Tokyo.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]