Một số loại trứng
Tại sao nên tránh?
Trẻ từ 6-12 tháng chỉ được ăn lòng đỏ trứng đã luộc hoặc nấu chín kĩ.
Gây đau bụng, nổi ngứa quanh miệng, khó thở,...
Lời khuyên:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên ăn trứng.
- Trẻ từ 6-12 tháng chỉ được ăn lòng đỏ trứng đã luộc hoặc nấu chín kĩ.
Mật ong
Tại sao nên tránh: Cực nguy hiểm, có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây hại cho đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi
Lời khuyên: Đường ruột của trẻ sẽ hoàn thiện sau 1 năm đầu đời, lúc đó mới có thể bắt đầu cho trẻ ăn mật ong. Nếu chẳng may để trẻ dưới 1 tuổi lỡ ăn phải mật ong, theo dõi xem liệu bé có bị dị ứng, đau bụng hay gặp vấn đề tiêu hóa gì không, nếu có cần đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.
Thay thế bằng: Các loại quả ngọt tự nhiên như xoài, chuối, đu đủ,... là đủ khiến các bé dưới 1 tuổi thích mê.
Nếu chẳng may để trẻ dưới 1 tuổi lỡ ăn phải mật ong, theo dõi xem liệu bé có bị dị ứng, đau bụng hay gặp vấn đề tiêu hóa gì không.
Muối
Tại sao nên tránh?
- Gây áp lực cho thận của trẻ, vốn còn non yếu
- Hình thành thói quen ăn mặn không tốt trong tương lai
Lời khuyên: trẻ 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày, trẻ 7 tháng tuổi trở lên cần tối đa là 1g muối/ngày
Thay thế: Trẻ không cần bất kì nguồn thay thế nào cho muối. Thức ăn hàng ngày (sữa mẹ, sữa công thức, đồ ăn dặm) đã cung cấp đủ lượng muối trẻ cần.
Trái cây họ cam chanh
Tại sao nên tránh?
- Hàm lượng axit cao, dễ gây khó chịu cho dạ dày non yếu của trẻ
- Có thể gây hăm tã, nổi mẩn môi, miệng
Lời khuyên: Mặc dù trẻ dưới 1 tuổi không quá mẫn cảm với trái cây chứa axit nhưng tốt nhất vẫn nên đợi đến khi trẻ đủ 1 tuổi mới cho ăn những loại quả này.
Thay thế bằng: Các loại quả có vị ngọt tự nhiên như dưa hấu, dưa lưới, xoài, chuối,... (khi trẻ đã được 6 tháng tuổi)
Sữa bò/sữa đậu nành
Tại sao nên tránh?
- Thiếu sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt như sữa mẹ và sữa công thức
- Có thể gây ra chảy máu đường ruột
- Quá nhiều protein và muối khoáng không cần thiết, có thể gây hại cho thận của trẻ.
Lời khuyên: Chỉ nên cho trẻ uống sữa bò hoặc sữa đậu nành sau khi trẻ đã lên 1 tuổi.
Thay thế bằng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung sắt.
Sô cô la
Tại sao nên tránh?
- Hàm lượng đường quá cao
- Nhiều caffeine
Lời khuyên: Trong nhà, nên để sô cô la ở xa tầm với của trẻ dưới 1 tuổi.
Thay thế bằng: Trái cây có vị ngọt tự nhiên như chuối, táo, đu đủ,... Những loại quả ngọt ngào này sẽ thỏa mãn cơn thèm của ngọt của bé yêu.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
Một số loại cá
Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ như cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá ngừ. Có một số người cũng bị dị ứng với cá vì thế hãy xem trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.
Đường
Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem. Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính
Xúc xích
Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng.
Trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Ăn nhiều xúc xích (cũng như các thực phẩm chế biến sẵn), bé có thể lâm vào 3 tình trạng:
- Thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...
- Chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bim bim
Một gói bim bim 35g chứa 2,5 thìa dầu. Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì một năm, cơ thể của bé đã hấp thu khoảng 5 lít dầu.
Bim bim được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5 đến 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp.
Bim bim còn chứa nhiều muối và đường. Lượng muối trong bim bim ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường lại có nguy cơ gây bệnh đái tháo đường tuýp 2. Trẻ em ăn nhiều bim bim và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn.
Vì vậy, không nên cho bé ăn nhiều bim bim dẫn đến suy dinh dưỡng thể béo phì và không tốt cho sức khỏe.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]